Ngày 17.3, tại Tàng Thư lâu (thư viện Hoàng gia triều Nguyễn vừa được trùng tu), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế công bố đề án xây dựng Tủ sách Huế và ra mắt bộ Địa chí văn hóa Huế, ấn phẩm đầu tiên của đề án.

 
Ông Phan Ngọc Thọ (phải) bàn giao công trình Địa chí văn hóa Huế cho Sở KH-CN (chủ thể quản lý Tủ sách Huế) /// NY LƯƠNG
Ông Phan Ngọc Thọ (phải) bàn giao công trình Địa chí văn hóa Huế cho Sở KH-CN (chủ thể quản lý Tủ sách Huế)
 
Việc hình thành Tủ sách Huế nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Huế qua sách, phát triển văn hóa đọc, giới thiệu các cuốn sách quý, hình thành bộ quà tặng có ý nghĩa văn hóa của vùng đất cố đô. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho việc nghiên cứu Thừa Thiên-Huế trên tất cả các lĩnh vực, phục vụ cho xây dựng Thừa Thiên-Huế trở thành đô thị văn hóa, di sản trực thuộc T.Ư theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Tủ sách Huế còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện con người; tôn vinh các tác giả, người đọc và những người tham gia sưu tầm, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách.
Địa chí văn hóa Huế là công trình khoa học đồ sộ, quy mô về địa danh, văn hóa, lịch sử của Thừa Thiên-Huế do nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực văn hóa biên soạn. Công trình gồm 2 tập, mỗi tập dày hơn 1.000 trang, khổ 16 x 24 cm, có 14 chương và phần phụ lục với các nội dung chính: ẩm thực; trang phục; y dược cổ truyền; phong tục tập quán, lễ tết và nghi lễ tế tự; trò chơi, thú tiêu khiển, thể thao dân gian; tín ngưỡng, tôn giáo; ngôn ngữ; giáo dục; văn học, báo chí - xuất bản; nghệ thuật diễn xướng, tạo hình và nhiếp ảnh, điện ảnh; di tích văn hóa lịch sử và danh thắng, nhân vật văn hóa…

https://thanhnien.vn/

Liên kết

Thống kê

  • Đang trực tuyến1
  • Hôm nay2648
  • Hôm qua2647
  • Tất cả3421738