Tìm kiếm nâng cao

  • Nghiên cứu sử dụng tro, xỉ của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Mã số: RD 16-20 (KQNC.2372)

    Tác giả: ThS. Cao Tiến Phú - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện VLXD - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu sử dụng tro, xỉ của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Mã số: RD 16-20 (KQNC.2372)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 16-20

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: ThS. Cao Tiến Phú - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    Tro xỉ thải từ xử lý đốt CTRSH ở Việt Nam khối lượng ngày càng lớn, tiềm năng để làm nguyên liệu cho VLXD. Tuy nhiên, để sử dụng cần nghiên cứu cụ thể các tính chất, phương pháp xử lý và sử dụng cho sản phẩm VLXD phù hợp. Vấn đề nghiên cứu tro xỉ đốt CTRSH để tái sử dụng vừa có tính cấp thiết về xử lý tái chế chất thải và có ý nghĩa thực tiễn sử dụng phù hợp tài nguyên. Vì vậy, mục tiêu đề tài đặt ra: Nghiên cứu sử dụng tro, xỉ đốt CTRSH làm VLXD, cụ thể ở đây là nghiên cứu làm cốt liệu cho sản xuất gạch bê tông, bê tông .
    - Mục tiêu cụ thể đã đặt ra:
    + Chế tạo được nguyên liệu sản xuất gạch bê tông, bê tông từ tro xỉ đốt CTRSH
    + Sản xuất thử nghiệm gạch bê tông M 7,5 theo TCVN 6477:2016 và bê tông đạt yêu cầu chất lượng M25 theo TCVN 6025:1995 có sử dụng ít nhất 30% cốt liệu tro, xỉ đốt CTRSH
    + Thiết lập quy trình chế tạo gạch bê tông, bê tông sử dụng nguyên liệu từ tro, xỉ CTRSH trên dây chuyền công nghiệp;
    + Sản xuất chế tạo khoảng 15.000 viên gạch bê tông, 10m3 bê tông trên dây chuyền sản xuất công nghiệp, dự kiến sẽ tiến hành tại nhà máy gạch bê tông. Có báo cáo đánh giá quá trình sản xuất, phiếu phân tích, thử nghiệm các sản phẩm.
    + Xây dựng dự thảo TCVN về tro đáy đốt CTRSH làm nguyên liệu sản xuất gạch be etoong và tài liệu Chỉ dẫn kỹ thuật Sản xuất gạch bê tông, bê tông từ tro, xỉ đốt CTRSH.

    Số trang: 220

  • Nghiên cứu chế tạo vữa chống cháy siêu nhẹ phun phủ bảo vệ cấu kiện thép trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Mã số: RD 42-18 (KQNC.2371)

    Tác giả: KS. Lưu Hoàng Sơn
    Nhà xuất bản: Viện VLXD - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu chế tạo vữa chống cháy siêu nhẹ phun phủ bảo vệ cấu kiện thép trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Mã số: RD 42-18 (KQNC.2371)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 42-18

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: KS. Lưu Hoàng Sơn

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Trong những năm gần đây, yêu cầu về cách nhiệt, cách âm, chống cháy đã trở nên bức thiết. đặc biệt là lĩnh vực chống cháy cho các kết cấu thép trong các công trình dầu khí, các kho xăng dầu, chất đốt, vật liệu dễ cháy... và một số công trình xây dựng công nghiệp khác. Hiện, vữa chống cháy siêu nhẹ phun phủ đều đã được áp dụng cho một số công trình dầu khí, đóng tàu, các tòa nhà công nghiệp khác ở Việt Nam, tuy nhiên toàn bộ vật liệu và công nghệ đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Việc nghiên cứu chế tạo các loại vữa phun phủ chống cháy riêng của Việt Nam, phù hợp với những đặc điểm về khí hậu và tập quán xây dựng trong  nước là điều hết sức cần thiết. Điều này không những giúp tận dụng và khai thác nguồn nguyên liệu trong nước mà còn tạo điều kiện để hạ giá thành sản phẩm, giá thành công trình và như vậy thì nhiều công trình sẽ có cơ hội được sử dụng các biện pháp bảo vệ tính chống cháy hơn. 

    Số trang: 96

  • Nghiên cứu chế tạo cốt liệu chịu lửa cao nhôm thiêu kết cao cấp Tabular cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu chịu lửa từ nguồn nguyên liệu trong nước. Mã số: RD 11-19 (KQNC.2370)

    Tác giả: ThS. Trần Thị Minh Hải - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện VLXD - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu chế tạo cốt liệu chịu lửa cao nhôm thiêu kết cao cấp Tabular cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu chịu lửa từ nguồn nguyên liệu trong nước. Mã số: RD 11-19 (KQNC.2370)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 11-19

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: ThS. Trần Thị Minh Hải - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Đề tài nghiên cứu chế tạo cột liệu chịu lửa cao nhôm thiêu kết Tabular từ nguồn nguyên liệu và điều kiện công nghệ sẵn có trong nước dự kiến sẽ đạt các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật tương đương các sản phẩm của các hãng sản xuất trên thế giới và có giá thành cạnh tranh. Sản phẩm có thể cung cấp cho các nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa, bê tông chịu lửa: Công ty Novarel, Burwirt, Resoco, Nhà máy kiềm tính Việt Nam, VLCL Thái Nguyên hoặc chuyển giao công nghệ cho các đơn vị sản xuất VLXDL trong nước như: Nhà máy sản xuất VLXD Kiềm tính, VLXL Thái Nguyên, Công ty CP Vật liệu chịu lửa Hưng đạo và doanh nghiệp sản xuất ô xít nhôm trên phạm vi cả nước...
     

    Số trang: 141

  • Nghiên cứu tổng hợp thực trạng sử dụng các sản phẩm sơn chống ăn mòn, chịu môi trường xâm thực cho bê tông và bê tông cốt thép. Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng loại và đề xuất các giải pháp nghiên cứu khắc phục. Mã số: K 03-19 (KQNC.2380)

    Tác giả: TS. Trịnh Minh Đạt - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện VLXD - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu tổng hợp thực trạng sử dụng các sản phẩm sơn chống ăn mòn, chịu môi trường xâm thực cho bê tông và bê tông cốt thép. Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng loại và đề xuất các giải pháp nghiên cứu khắc phục. Mã số: K 03-19 (KQNC.2380)

    Tiêu đề phụ: Mã số: K 03-19

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: TS. Trịnh Minh Đạt - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Trong những năm gần đây, vấn đề nâng cao chất lượng và tuổi thọ cho các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng ở vùng biển và khu vực ven biển luôn có ý nghĩa hết sức to lớn. Nhìn chung, đối với các công trình xây dựng, việc sử dụng vật liệu một cách hợp lý, quá trình thi công đảm bảo chất lượng và trong từng trường hợp có các biện pháp bảo vệ thích hợp thì tuổi thọ sẽ được nâng lên đáng kể. Điều này cho phép khai thác được triệt để tính năng sử dụng của vật liệu, giảm bớt các chi phí về tu bổ sửa chữa hàng năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 
    Để giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng và tuổi thọ các công trình xây dựng cũng có nghĩa là phải giải quyết nâng cao khả năng chống ăn mòn cho bê tông và bê tông cốt thép trong các kết cấu xây dựng. Muốn thực hiện được cần phải hiểu biết về các quá trình ăn mòn, biết cách khắc phục những nhược điểm của loại vật liệu này khi sử dụng trong các môi trường có tác động ăn mòn, từ đó đề ra các giải pháp cải thiện tính năng của vật liệu theo hướng nâng cao tính bền của chúng trên cơ sở nguyên vật liệu trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện thực tế của VN.
    Quan điểm chung về chống ăn mòn cho kết cấu bê tông & BTCT là: bảo vệ be etoong, lấy bê tông bảo vệ cốt thép. Vì vậy, nghiên cứu về chống ăn mòn cho be etoong và BTCT nhằm kéo dài tuổi thọ cho các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình biển đảo đã và đang là một trong những nhiệm vụ cấp thiết được nhiều cơ quan nghiên cứu trong cả nước quan tâm. Một trong những  biện pháp bảo vệ hữu hiệu và tiết kiệm nhất cho bê tông và BTCT là sử dụng lớp phủ trên cơ sở: gốc acrylic, gốc bitum, gốc epoxy...Tuy nhiên, cho tới nay, việc áp dụng các tiêu chuẩn trong xây dựng công trình bê tông và bê tông cốt thép ở các môi trường xâm thực còn hạn chế. Tất cả các công trình ven biển được xây dựng từ những năm 1960 đến nay đều áp dụng theo quy phạm xây dựng thông thường, ít chú ý đến vấn đề chống ăn mòn nhằm đảm bảo độ bền vững cho công trình, dẫn đến tuổi thọ của nhiều công trình trong môi trường biển thấp. Đặc biệt là vấn đề sử dụng sơn chống ăn mòn cho be etoong và bê tông cốt thép trong các công trình biển đảo chưa được quan tâm đúng mức cả trong nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.
    Hiện, sơn phủ bảo vệ công trình bê tông, BTCT đã được ứng dụng ở nhiều nơi, tuy nhiên việc đánh giá thực trạng các sản phẩm sơn chống ăn mòn, chịu môi trường xâm thực cho be etoong và BTCT, cũng như phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng loại và đề xuất các giải pháp nghiên cứu khắc phục chưa được nghiên cứu một cách kỹ lượng. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu về vấn đề này nhằm phục vụ công tác quản lý của nhà nước là hết sức cần thiết.

    Số trang: 130

  • Nghiên cứu chế tạo tấm panel trên cơ sở nano compozit ứng dụng chế tạo nhà lắp ghép nhanh phục vụ cư dân ven biển và hải đảo. Mã số: RD 80-19 (KQNC.2381)

    Tác giả: Nguyễn Mạnh Tường - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện Hóa học - Vật liệu / Viện KH-CN QS
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu chế tạo tấm panel trên cơ sở nano compozit ứng dụng chế tạo nhà lắp ghép nhanh phục vụ cư dân ven biển và hải đảo. Mã số: RD 80-19 (KQNC.2381)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 80-19

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Mạnh Tường - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Xuất phát từ yêu cầu thực tế: Các công trình ven biển và hải đảo chiếm chi phí lớn trong xây dựng. Theo báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tổng nguồn vốn đầu tư của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chiếm 55 - 60% tổng vốn đầu tư cả nước. Để khuyến khích dân cư sinh sống trên đảo, việc đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất rất quan trọng và cần đi trước một bước phục vụ cho tất cả các lĩnh vực; góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng công trình biển đảo một cách đồng bộ, hiện đại; đảm bảo mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa gắn với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
    Các chuyên gia cho rằng, công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật bê tông cốt thép ở ven biển, sau một vài năm sử dụng thường bị ăn mòn và phá hủy trầm trọng. Điều này đòi hỏi chi phí lớn cho việc sửa chữa và bảo vệ, chiếm khoảng 40 - 70% giá thành xây dựng. Nhiều công trình bê tông cốt thép trên các đảo hiện nay được xây dựng dựa trên nguồn nguyên vật liệu được vận chuyển từ đất liền ra. Do đó, chi phí vận chuyển rất tốn. Chưa kể những khó khăn khi chuyên chở khối lượng lớn nguyên vật liệu từ đất liền ra đảo để thi công xây dựng tại chỗ.
    Tấm panel trong xây dựng được thi công dưới hình thức lắp ghép, do đó rất nhanh chóng và thuận tiện. Điều này giúp đẩy nhanh tiến độ cho công trình, rút ngắn được thời gian thi công đến hơn 1/8 tiến độ. Bên cạnh đó, việc lắp dựng panel đơn giản nên không chịu ảnh hưởng quá lớn của các điều kiện thời tiết như (mưa bão, ẩm ướt…). Trong trường hợp muốn tháo dỡ, di dời hoặc nâng
    cấp các công trình xây dựng bằng tấm panel cũng dễ dàng, không gây ảnh hưởng đến các công trình phụ cận. Hơn thế nữa với công nghệ này cho phép sản qui mô lớn phục vụ được nhiều đối tượng.
    Tuy nhiên một số panel hiện nay vẫn tồn tại một số hạn chế:
    -Trong số các loại panel thì mỗi loại có điểm mạnh nhất định (ví dụ: Panel EPS cách nhiệt; Panel PU phòng sạch; Panel rockwool chống cháy; Panel bông khoáng cách âm)
    - Có loại chỉ chịu được nhiệt độ trung bình trong khoảng 35-75oC.
    - Khả năng chịu lực theo phương ngang kém.
    - Khả năng chống thấm không tốt vì vậy không thể dùng được tại các vị trí chân tường hay khu vực có tiếp xúc nước.
    Trong khi đó nhu cầu về các loại vật liệu xây dựng có tính năng vượt trội, khác biệt, thích ứng được với môi trường xâm thực, khắc nghiệt của của vùng ven biển và hải đảo là rất cấp bách.
    Từ yêu cầu thực tế trên đề tài đặt ra mục tiêu là:
    - Chế tạo tấm panel bẳng vật liệu nano compozit đạt tiêu chuẩn vật liệu xây dựng ứng dụng trong các công trình dân dụng và quốc phòng trong môi trường ven biển, hải đảo.
    - Thiết kế, chế thử 01 ngôi nhà lắp ghép (có diện tích 18m2) ứng dụng cho công trình ven biển và hải đảo.

    Số trang: 93

  • Điều tra, khảo sát hiện trạng tình hình sử dụng vật liệu xây dựng phục vụ các công trình ven biển và hải đảo. Dự báo nhu cầu về các chủng loại vật liệu xây dựng đến năm 2025 (KQNC.2359)

    Tác giả: Trần Tuấn Nhạc (Chủ nhiệm dự án
    Nhà xuất bản: Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Điều tra, khảo sát hiện trạng tình hình sử dụng vật liệu xây dựng phục vụ các công trình ven biển và hải đảo. Dự báo nhu cầu về các chủng loại vật liệu xây dựng đến năm 2025 (KQNC.2359)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trần Tuấn Nhạc (Chủ nhiệm dự án

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu dự án:
    - Điều tra, thu thập các thông tin; đánh giá thực trạng sử dụng các loại vật liệu xây dựng phục vụ các công trình xây dựng vùng ven biển và hải đảo.
    - Tính toán nhu cầu và đề xuất các giải pháp cung cấp nhằm đáp ứng các loại VLXD cho các công trình xây dựng ven biển và hải đảo.

    Số trang: 120

  • Điều tra, khảo sát tình hình sử dụng các nguồn cát biển, cát nhiễm mặn trong xây dựng (KQNC.2357)

    Tác giả: Nguyễn Văn Hoan (Chủ nhiệm dự án)
    Nhà xuất bản: Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Điều tra, khảo sát tình hình sử dụng các nguồn cát biển, cát nhiễm mặn trong xây dựng (KQNC.2357)

    Tiêu đề phụ: BC tổng kết + BC tóm tắt (2 bộ)

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Văn Hoan (Chủ nhiệm dự án)

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu dự án:
    _ Điều tra, khảo sát tình hình sử dụng nguồn cát biển, cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng.
    _ Đề xuất cơ chế chính sách cho xử lý và sử dụng các nguồn cát biển, cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng.

    Số trang: 134

  • Nghiên cứu hướng dẫn thiết kế kết cấu bê tông ứng suất trước theo tiêu chuẩn Châu Âu. Mã số: RD 28-18 (KQNC.2347)

    Tác giả: Nguyễn Tiến Chương - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Trường Đại học Thủy lợi
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu hướng dẫn thiết kế kết cấu bê tông ứng suất trước theo tiêu chuẩn Châu Âu. Mã số: RD 28-18 (KQNC.2347)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 28-18

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Tiến Chương - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu của đề tài: Cung cấp cho người đọc các căn cứ và các hướng dẫn thực hiện công việc thiết kế kết cấu bê tông ứng suất trước thông dụng trong công trình nhà theo tiêu chuẩn Châu Âu EN 1992.
    Nội dung nghiên cứu đề tài gồm 8 chuyên đề:
    - Chuyên đề 1: Xây dựng đề cương của hướng dẫn thiết kế kết cấu bê tông ứng suất trước theo tiêu chuẩn Châu Âu
    - Chuyên đề 2: Cơ sở thiết kế kết cấu bê tông ứng suất trước theo tiêu chuẩn Châu Âu
    - Chuyên đề 3: Vật liệu dùng cho kết cấu bê tông ứng suất trước theo tiêu chuẩn Châu Âu
    - Chuyên đề 4: Tính toán cấu kiện bê tông ứng suất trước theo tiêu chuẩn Châu Âu
    - Chuyên đề 5: Tính toán cấu kiện bê tông ứng suất trước theo độ bền chịu uốn
    - Chuyên đề 6: Tính toán cấu kiện bê tông ứng suất trước theo độ bền chịu cắt và chịu xoắn
    - Chuyên đề 7: kết cấu bê tông ứng suất trước siêu tĩnh
    - Chuyên đề 8: Cấu tạo bê tông ứng suất trước và thiết kế vùng neo

    Số trang: 563

  • Nghiên cứu ứng dụng các hệ sơn phủ có độ bền cao để bảo vệ các công trình bê tông cốt thép làm việc trong môi trường ven biển. Mã số: RD 81-19 (KQNC.2339)

    Tác giả: Nguyễn Thị Bích Thủy - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Trường Đại học Công nghệ GTVT
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu ứng dụng các hệ sơn phủ có độ bền cao để bảo vệ các công trình bê tông cốt thép làm việc trong môi trường ven biển. Mã số: RD 81-19 (KQNC.2339)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 81-19

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Thị Bích Thủy - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Trong môi trường xâm thực vùng biển, hiện tượng ăn mòn cốt thép và bê tông dẫn đến làm nứt và phá hủy kết cấu bê tông, làm bê tông bị hư hỏng sớm, không đảm bảo tuổi thọ công trình. Độ bền thực tế của kết cấu bê tông cốt thép phụ thuộc vào mức độ xâm thực của môi trường và chất lượng vật liệu sử dụng (cường độ bê tông, mác chống thấm, khả năng chống ăn mòn, chủng loại xi măng, phụ gia, loại cốt thép, chất lượng thiết kế, thi công và biện pháp quản lý, sử dụng công trình...) Quan điểm chung về chống ăn mòn cho kết cấu bê tông và bê tông cốt thép là: bảo vệ bê tông, lấy bê tông bảo vệ cốt thép.
    Để bảo vệ bê tông cốt thép, người ta thường dùng các biện pháp sau:
    - Trát vữa chống thấm: vữa xi măng có pha nhũ tương polymer
    - Sơn chống ăn mòn cốt thép: sơn xi măng, sơn xi măng - polymer, sơn hóa chất cao phân tử, các loại sơn này phải đảm bảo khả năng dính kết giữa cốt thép được sơn với bê tông.
    - Sơn phủ mặt ngoài kết cấu: dùng các loại sơn epoxy và các hợp chất cao phân tử có độ dính kết cao với bê tông và đàn hồi tốt.
    - Sử dụng chất ức chế ăn mòn canxi nitrit.
    - Sử dụng vật liệu composit thay thế cho bê tông thông thường.
    Trong số các biện pháp đó, sơn chống ăn mòn, phủ mặt ngoài bảo vệ kết cấu được sử dụng tương đối rộng rãi. Vì vậy, việc "Nghiên cứu ứng dụng các hệ lớp phủ có độ bền cao để bảo vệ các công trình bê tông cốt thép làm việc trong môi trường ven biển" và áp dụng thử nghiệm cho xây dựng công trình giao thông là cần thiết. 

    Số trang: 135

  • Điều tra khảo sát tình hình sản xuất và sử dụng cát nghiền thay thế cát tự nhiên trên phạm vi cả nước, đề xuất các giải pháp tăng cường sử dụng cát nghiền thay thế (KQNC.2335)

    Tác giả: Nguyễn Văn Đoàn (Chủ nhiệm dự án)
    Nhà xuất bản: H.
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Điều tra khảo sát tình hình sản xuất và sử dụng cát nghiền thay thế cát tự nhiên trên phạm vi cả nước, đề xuất các giải pháp tăng cường sử dụng cát nghiền thay thế (KQNC.2335)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Văn Đoàn (Chủ nhiệm dự án)

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu dự án:
    - Điều tra, thu thập các thông tin; đánh giá thực trạng sản xuất và sử dụng cát nghiền trên phạm vi cả nước.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sử dụng cát nghiền thay thế cát tự nhiên trong sản xuất bê tông và vữa xây dựng.

    Số trang: 141

  • Nghiên cứu soát xét TCVN 9342:2012 công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốp pha trượt - thi công và nghiệm thu. Mã số: TC 32-18 (KQNC.2334)

    Tác giả: Hồ Ngọc Khoa - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Hội Kết cấu và công nghệ xây dựng Việt Nam
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu soát xét TCVN 9342:2012 công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốp pha trượt - thi công và nghiệm thu. Mã số: TC 32-18 (KQNC.2334)

    Tiêu đề phụ: Mã số: TC 32-18

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Hồ Ngọc Khoa - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta bước trên đà tăng trưởng, nhu cầu về xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và hạ tầng kỹ thuật càng có quy mô lớn và phức tạp hơn. Công nghệ là một trong các yếu tố cốt lõi để triển khai thành công và hiệu quả các dự án xây dựng công trình này. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, máy nâng và kết cấu cốp pha đã có nhiều cải tiến thay đổi, khả năng tự động hóa bằng thủy lực và kỹ thuật điều chỉnh độ chính xác thi công không ngừng nâng cao. Đặc biệt là công nghệ cốp pha trượt, đem lại nhiều lợi ích vượt trội: i) tính toàn khối hóa cho kết cấu và không có mạch ngừng; ii) rút ngắn thời gian xây dựng; iii) giảm chi phí nhân công và giá thành cho chủ đầu tư. Cùng với sự phát triển của ngành Xây dựng trong hơn 60 năm qua, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được xác định là công cụ đắc lực để quản lý, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng, quản lý an toàn trong thi công và sử dụng công trình xây dựng, góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, việc soát xét và biên soạn hệ thống tiêu chuẩn xây dựng đồng bộ, hiện đại, hài hoà, tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế phù hợp điều kiện Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với ngành Xây dựng. Điều này được thể hiện rõ trong Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm ngành xây dựng năm 2017-2021 theo quyết định số 1402/QĐ-BXD ngày 30/12/2016 và Đề án Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 09/02/2018. Về mặt kỹ thuật, quan điểm xuyết suốt trong quá trình triển khai Đề án 198 là xây dựng các tiêu chuẩn tiên tiến (dựa trên hệ thống tiêu chuẩn của châu Âu, Mỹ, Trung Quốc và nhật bản) và đồng bộ...
    MỤC ĐÍCH SOÁT XÉT TIÊU CHUẨN TCVN 9342-2012:
    Mục đích soát xét tiêu chuẩn TCVN 9342-2012 Công trình BTCT toàn khối xây dựng bằng cốp pha trượt – Thi công và nghiệm thu, được thể hiện trong Thuyết minh nhiệm vụ (theo mẫu chung) kèm theo Hợp đồng thực hiện đề tài này, cụ thể bao gồm:
    - Thông tin, thông hiểu;
    - An toàn sức khỏe môi trường;
    - Chức năng công dụng chất lượng;
    - Tiết kiệm;
    - Hài hòa tiêu chuẩn (quốc tế và khu vực).
     

    Số trang: 92

  • Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thiết kế và thi công gia cường kết cấu BTCT bằng vật liệu tấm sợi Composite. Mã số: RD 34-18 (KQNC.2322)

    Tác giả: Nguyễn Trung Hiếu - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thiết kế và thi công gia cường kết cấu BTCT bằng vật liệu tấm sợi Composite. Mã số: RD 34-18 (KQNC.2322)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 34-18

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Trung Hiếu - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    - Nghiên cứu các dạng tấm sợi FRP sử dụng trong công tác gia cường trên thế giới và trong nước hiện nay.
    - Nghiên cứu xây dựng quy trình hướng dẫn tính toán thiết kế và thi công gia cường kết cấu BTCT bằng vật liệu FRP ở các trạng thái làm việc khác nhau như uốn, nén, xoắn theo tiêu chuẩn tài liệu ACI 440.2R-02 “ Guide for the Design and Construction of Externally Bonded FRP Systems for Strengthening Concrete Structures”.

    Số trang: 203

  • Xây dựng, áp dụng thí điểm các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất sứ vệ sinh. Mã số: K 09G-18 (KQNC.2294)

    Tác giả: Nguyễn Thị Tâm - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện VLXD - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Xây dựng, áp dụng thí điểm các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất sứ vệ sinh. Mã số: K 09G-18 (KQNC.2294)

    Tiêu đề phụ: Mã số: K 09G-18

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Thị Tâm - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu:
    - Nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm tại nhà máy ứng dụng
    - Xây dựng nhà máy thành cơ sở điển hình để nhân rộng mô hình

    Số trang: 79

  • Xây dựng, áp dụng thí điểm các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ốp lát. Mã số: TĐ 39-17 (KQNC.2295)

    Tác giả: Nguyễn Thị Tâm - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện VLXD - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Xây dựng, áp dụng thí điểm các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ốp lát. Mã số: TĐ 39-17 (KQNC.2295)

    Tiêu đề phụ: Mã số: TĐ 39-17

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Thị Tâm - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu: Nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm tại nhà máy ưng dụng. Xây dựng nhà máy thành cơ sở điển hình để nhân rộng mô hình

    Số trang: 63

  • Xây dựng tài liệu hướng dẫn hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, năng lượng, an toàn và các công cụ cải tiến năng suất chất lượng sản phẩm. Mã số: K 09H-18 (KQNC.2296)

    Tác giả: Nguyễn Thị Tâm - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện VLXD - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Xây dựng tài liệu hướng dẫn hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, năng lượng, an toàn và các công cụ cải tiến năng suất chất lượng sản phẩm. Mã số: K 09H-18 (KQNC.2296)

    Tiêu đề phụ: Mã số: K 09H-18

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Thị Tâm - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu nhiệm vụ:
    - Thúc đẩy, hướng dẫn các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng tham gia đề án nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành sản xuất Vật liệu xây dựng
    - Đánh giá, lựa hcojn hệ thống quản lý , công cụ phù hợp với 4 ngành sản xuất vật liệu xây dựng (kính, sứ vệ sinh, gạch gốm ốp lát, xi măng)

    Số trang: 74