Tìm kiếm nâng cao

  • Kỷ yếu Đại hội khóa V nhiệm kỳ 2022-2027 (TTCD.1342)

    Tác giả: Hiệp hội BĐS Việt Nam
    Nhà xuất bản: Hiệp hội BĐS Việt Nam
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Kỷ yếu Đại hội khóa V nhiệm kỳ 2022-2027 (TTCD.1342)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Hiệp hội BĐS Việt Nam

    Chuyên nghành: Xây dựng, Nhà ở, thị trường bất động sản

    Tóm tắt nội dung: Kỷ yếu trình bày tóm tắt báo cáo tổng kết Hoạt động nhiệm kỳ IV (2016-2022) và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ V (2022-2027). Trong nhiệm kỳ IV (2016-2022), Hiệp hội BĐS Việt Nam đã bám sát tôn chỉ và mục đích đề ra; từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, đoàn kết và thu hút được nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS; là cầu nối tin cậy của các doanh nghiệp hội viên của Nhà nước, phản ánh và đề xuất kịp thời các giải pháp với Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương để góp phần tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp và phát triển thị trường BĐS. Tổ chức của Hiệp hội ngày càng lớn mạnh, cùng sự phát triển của các doanh nghiệp hội viên, góp phần vào sự phát triển chương trình nhà ở và thị trường BĐS Việt Nam.
    Bước vào nhiệm kỳ V (2022-2027), với phương châm: "Đổi mới - Trí tuệ - Phát triển", Hiệp hội BĐS VN sẽ tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xứng đáng là tổ chức quốc gia của cộng đồng doanh nghiệp - doanh nhân BĐS VN...

    Số trang: 165

  • Tổng luận: Xây dựng các tòa nhà hiệu quả năng lượng - Định hướng của Liên bang Nga (TTCD.1340+1341)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản:
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận: Xây dựng các tòa nhà hiệu quả năng lượng - Định hướng của Liên bang Nga (TTCD.1340+1341)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành:

    Tóm tắt nội dung:

    Ngành Xây dựng là ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và tài nguyên trong các hoạt động khai thác, chế biến nguyên liệu, sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây lắp và vận hành các công trình dân dụng, công nghiệp, nhà ở. Tuy nhiên, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của ngành xây dựng cũng rất lớn nhờ đổi mới công nghệ trong sản xuất vật liệu, áp dụng các kỹ thuật thiết kế, thi công các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả.
    Tại Liên bang Nga, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những ưu tiên trong các định hướng phát triển khoa học kỹ thuật. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà của LB Nga ước tính tương đương 350 triệu tấn nhiên liệu quy tiêu chuẩn, trong đó, tiết kiệm 130 triệu tấn nhiên liệu nhờ các giải pháp giảm tổn thất năng lượng của các tòa nhà.
    Thông qua việc nghiên cứu Báo cáo chuyên đề "Các tòa nhà sử dụng năng lượng hiệu quả - Thực trạng, vấn đề và các giải pháp" do nhóm các nhà khoa học của Đại học Bách khoa quốc gia Ivanovo của Nga công bố năm 2016, Trung tâm Thông tin lựa chọn các nội dung phù hợp để biên soạn thành cuốn tổng luận: "XÂY DỰNG CÁC TÒA NHÀ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG - ĐỊNH HƯỚNG CỦA LIÊN BANG NGA" nhằm cung cấp tài liệu hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp tư vấn, xây dựng, các chủ đầu tư cũng như các độc giả quan tâm.
    Nội dung Tổng luận gồm 6 phần:
    - Phần I: Sự hình thành và phát triển của các tòa nhà hiệu quả năng lượng ở LB Nga
    - Phần II: Vật liệu và kết cấu xây dựng hiện đại đảm bảo hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà
    - Phần III: Các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo nâng cao hiệu quả năng lượng của tòa nhà
    - Phần IV: Vi khí hậu và hiệu quả năng lượng của tòa nhà
    - Phần V: Vấn đề thiết kế, thi công, vận hành các tòa nhà hiệu quả năng lượng tại Liên bang Nga
    - Phần VI: Giải pháp nâng cao hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà hiện hữu và đang xây dựng

    Số trang: 95

  • Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung và đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao (TTCD.1339)

    Tác giả: Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản:
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: Bộ Xây dựng
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung và đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao (TTCD.1339)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Trong những năm qua, Ngành công nghiệp VLXD nói chung và lĩnh vực sản xuất vật liệu xây nói riêng đã không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng từ 8-10%; vật liệu xây dựng cơ bản đã thỏa mãn nhu cầu sử dụng đa dạng và phong phú của ngành công nghiệp xây dựng. Đối với vật liệu xây, sản lượng được sản xuất và tiêu thu trong nước không ngừng tăng lên theo từng năm.... Với định hướng tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung, thực hiện xóa bỏ công nghệ sản xuất gạch nung lạc hậu, gây ô nhiễm đồng thời nghiêm cấm sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất gạch xây, trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu xây không  nung; hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung. Ngày 28/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QUyết định 567/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 (gọi tắt là Chương trình 567). Sau 10 năm thực hiện Chương trình 567, việc đầu tư, sản xuất và sử dụng VLXKN ở nước ta đã có sự chuyển biến tích cực; các công nghệ mới, thiết bị mới sản xuất VLXKN đã từng bước được đầu tư, phát triển; các sản phảm VLXKN được đa dạng phong phú chủng loại, chất lượng từng  bước được hoàn thiện và nâng cao; công tác thanh kiểm tra từng bước đi vào nề nếp.
    Tăng cường sản xuất và sử dụng VLXKN, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch nung sản xuất từ đất sét là chủ trương lớn nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ  môi trường và thực hiện các cam kết quốc tế của Chính phủ. Mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, nhưng vì mục tiêu phát triển bền vững cần phải kiên định việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, sử dụng VLXKN. Bộ Xây dựng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần tích cực hơn trong việc tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển VLXKN trong giai đoạn tiếp theo...
    Nội dung báo cáo gồm 2 phần:
    - Phần 1: Các báo cáo tổng hợp triển khai thực hiện chương trình vật liệu xây dựng không nung theo quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ
    - Phần 2: Các báo cáo tổng hợp triển khai thực hiện đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao quyết định 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

    Số trang: 325

  • Tổng luận: Chiến lược đô thị hóa và phát triển các thành phố thông minh của Trung Quốc (TTCD.1337 + TTCD.1338)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận: Chiến lược đô thị hóa và phát triển các thành phố thông minh của Trung Quốc (TTCD.1337 + TTCD.1338)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Xây dựng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Quá trình đô thị hóa của Trung Quốc đã đạt được những kết quả rực rỡ, biến Trung Quốc từ một quốc gia "nông nghiệp" trở thành một quốc gia "đô thị" trong một thời gian ngắn. Cùng với đó, định hướng chiến lược phát triển thành phố thông minh của Trung Quốc được khởi động từ các dự án thí điểm năm 2012, chính thức đưa vào văn kiện Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020) đã nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về các sáng kiến thành phố thông minh. 
    Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu "Đánh giá chiến lược đô thị hóa của Trung Quốc: Thành tựu, Thách thức và Bài học kinh nghiệm" của tác giả Xingliang Guan (2018) - Học viện quốc gia đào tạo Thị trưởng Trung Quốc; "Báo cáo quá trình phát triển các thành phố thông minh ở Trung Quốc" của nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung biên soạn năm 2020, Trung tâm Thông tin giới thiệu những nội dung phù hợp của các tài liệu trên trong cuốn tổng luận chuyên đề: "Chiến lược đô thị hóa và phát triển các thành phố thông minh của Trung Quốc", nhằm cung cấp tài liệu hữu ích cho các nhà quản lý đô thị, các nhà nghiên cứu của Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách cũng như triển khai các công việc liên quan đến quản lý phát triển đô thị. 

    Nội dung Tổng luận gồm:
    - Bài I: Chiến lược đô thị hóa của Trung Quốc - Thành tựu và thách thức
    - Bài II: Phát triển các thành phố thông minh ở Trung Quốc

    Số trang: 68

  • Chính sách quản lý rác thải của một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) (TTCD.1335+1336)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Chính sách quản lý rác thải của một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) (TTCD.1335+1336)

    Tiêu đề phụ: Tổng luận chuyên đề

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung:

    Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống, được sản sinh từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Cùng với mức sống của con người hiện đại và công nghiệp hóa ngày càng phát triển, lượng rác thải ra môi trường ngày một nhiều. Ở các nước phát triển, việc thu gom và phân loại rác để tái sử dụng đã trở thành một việc làm bình thường. Người dân coi rác không phải là phế thải đổ bỏ mà cố gắng tận dụng những thành phần có ích nhằm đem lại lợi ích và làm trong sạch môi trường sống của mình.
    Để làm được điều này, trước hết cần có chính sách nhất quán và những giải pháp đồng bộ. Nghiên cứu của tác giả Y.Nikulichev (Viện Thông tin Khoa học về các khoa học xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) đã đưa ra cái nhìn tổng quan về hệ thống quản lý rác thải của Liên minh Châu Âu (EU) - các cơ sở tiêu chuẩn pháp quy do chỉ thị của EU đề ra, hệ thống phân cấp quản lý rác thải hiện có, sự chuyển động của các quốc gia thành viên EU hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Nghiên cứu cũng phân tích kinh nghiệm quản lý rác thải tại 04 quốc gia EU (Thụy Điển, Đức, Đan Mạch, Hà Lan)
    Thông qua việc nghiên cứu tài liệu nói trên và một số tài liệu khác, Trung tâm Thông tin đã biên dịch, biên soạn thành cuốn Tổng luận "Chính sách quản lý rác thải của một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU)" hi vọng cung cấp cho các nhà quản lý, những người làm công tác chuyên môn một tài liệu tham khảo hữu ích về lĩnh vực quản lý rác thải.
    Nội dung cuốn tổng luận gồm:
    - Phần I: EU hướng tới nền kinh tế tuần hoàn
    - Phần II: Hướng tới xã hội không rác thải - kinh nghiệm của một số quốc gia EU
    - Phần III: So sánh trình độ quản lý rác thải của Nga và một số quốc gia

    Số trang: 54

  • Phát triển hạ tầng xanh- Kinh nghiệm của Vương Quốc Anh (TTCD.1333+1334)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Phát triển hạ tầng xanh- Kinh nghiệm của Vương Quốc Anh (TTCD.1333+1334)

    Tiêu đề phụ: Tổng luận chuyên đề

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung:

    Hạ tầng xanh là mạng lưới các thành tố "xanh" được quy hoạch kết nối, bảo tồn, tăng cường, hoặc thiết lập nhằm giải quyết các tiêu cực của quá trình đô thị hóa. Hạ tầng xanh có nhiều chức năng khác nhau như: quản lý rủi ro ngập lụt, cải thiện chất lượng nước, chất lượng không khí, chất lượng đất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc cho con người...
    Tại Việt Nam, tốc độ đô thị hóa, thách thức của BĐKH đang tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đô thị. Để nâng cao năng lực chống chịu cho các đô thị, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình về phát triển đô thị bền vững ứng phó với BĐKH, trong đó phát triển đô thị xanh, hạ tầng xanh là một trong các giải pháp trọng tâm.
    Thông qua việc nghiên cứu "Báo cáo đánh giá hạ tầng xanh Luân Đôn" do Trung tâm Quy hoạch và Môi trường Bền vững thuộc Đại học West of England công bố năm 2018, Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng xin giới thiệu toàn văn nội dung của Báo cáo trong cuốn Tổng luận chuyên đề "PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XANH - KINH NGHIỆM CỦA VƯƠNG QUỐC ANH" hi vọng cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quy hoạch, quản lý đô thị của Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách cũng như triển khai các công việc liên quan đén quản lý phát triển đô thị.
    Nội dung cuốn Tổng luận chuyên đề gồm :
    - Phần mở đầu
    + Phần I - Chất lượng không khí
    + Phần II - Chất lượng nước
    + Phần III - Đa dạng sinh học
    + Phần IV - Sức khỏe và hạnh phúc của người dân
    + Phần V - Thiết kế và quản lý hạ tầng xanh
    - Phần kết luận

    Số trang: 64

  • Tài liệu đào tạo - Phần 2: Kiến thức, kỹ năng áp dụng mô hình thông tin công trình (TTCD.1332)

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tài liệu đào tạo - Phần 2: Kiến thức, kỹ năng áp dụng mô hình thông tin công trình (TTCD.1332)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung phần 2:
    - BIM cho tư vấn thiết kế
    + Tổng quan
    + Mô hình hóa trong quá trình thiết kế
    + Phối hợp trong nhóm thiết kế
    + Điều phối để tìm ra xung đột trong thiết kế
    - BIM dành cho các nhà thầu thi công
    + Lợi ích của BIM đối với đơn vị nhà thầu thi công
    + Lựa chọn biện pháp thi công dựa trên mô hình BIM
    + Tổ chức thi công trên công trường
    + Phối hợp trong quá trình thi công
    + Ứng dụng BIM trong công tác tiền chế
    + Ứng dụng BIM trong giám sát, theo dõi thi công

    Số trang: 177

  • Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1331)

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1331)

    Tiêu đề phụ: Chương 4: Xây dựng kế hoạch triển khai

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung chương 4:
    - Tổng quan
    - Triển khai BIM ở cấp dự án
    - Triển khai BIM ở cấp đơn vị

    Số trang: 93

  • Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1330)

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1330)

    Tiêu đề phụ: Chương 3: Tiêu chuẩn, hướng dẫn về BIM và triển khai BIM

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung chương 3:
    - Xây dựng nhóm thực hiện dự án
    - Sự cần thiết của tiêu chuẩn và hướng dẫn BIM
    - Tiêu chuẩn, hướng dẫn về BIM trên thế giới
    - Hướng dẫn về BIM của Việt Nam
    - Triển khai BIM cho dự án

    Số trang: 120

  • Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1329)

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1329)

    Tiêu đề phụ: Chương 2: Môi trường nền tảng và công cụ về BIM

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung chương 2: 
    - Tổng quan về Môi trường, nền tảng, công cụ BIM
    - Nền tảng BIM
    - Công cụ BIM
    - Đánh giá, lựa chọn phần mềm, phần cứng
    Định dạng file

    Số trang: 57

  • Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1328)

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1328)

    Tiêu đề phụ: Chương 1: Tổng quan về BIM

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung chương 1 gồm:
    - Các khái niệm về BIM
    - Sơ lược lịch sử và xu hướng phát triển của BIM
    - Các thuật ngữ liên quan đến BIM
    - Lowijicsh của BIM
    - Thách thức của BIM
    - Lộ trình để thực hiện BIM

    Số trang: 86

  • Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (TTCD.1327)

    Tác giả: Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (TTCD.1327)

    Tiêu đề phụ: Khóa tập huấn Kiểm toán năng lượng, tư vấn cải tạo và quản lý năng lượng trong công trình xây dựng

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu dự án:
    - Cắt giảm cường độ phát thải các khí GHG từ ngành Xây dựng ở Việt Nam
    - Cải thiện việc sử dụng năng lượng của các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam

    Số trang: 221

  • Hội nghị phổ biến Pháp luật về phòng, chống tham nhũng (TTCD.1326)

    Tác giả: Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội nghị phổ biến Pháp luật về phòng, chống tham nhũng (TTCD.1326)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung:

    Số trang: 106

  • Cuộc họp về Tiêu chuẩn hóa công nghệ khoan kích ngầm (TTCD.1325)

    Tác giả: Bộ Xây dựng, MLIT
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Cuộc họp về Tiêu chuẩn hóa công nghệ khoan kích ngầm (TTCD.1325)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng, MLIT

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung:

    Số trang: 41

  • Những thách thức hướng tới Quản lý thoát nước, xử lý nước thải bền vững (TTCD.1324)

    Tác giả: Bộ Xây dựng. MLIT
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu:

    Tiêu đề chính: Những thách thức hướng tới Quản lý thoát nước, xử lý nước thải bền vững (TTCD.1324)

    Tiêu đề phụ: Cuộc họp lần thứ 13 về Hợp tác Kỹ thuật trong lĩnh vực Thoát nước và xử lý nước thải giữa Bộ Xây dựng Việt Nam, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng. MLIT

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Ngày 13/12/2010, Thứ truongr Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Ikeguchi Shuji và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang đã ký "Biên bản ghi nhớ Hợp tác Kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải" giữa Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản và Bộ Xây dựng Việt Nam. Tiếp đó, ngày 15/2/2013, Biên bản ghi nhớ được ký gia hạn bởi Thứ trưởng Bộ Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Takagi Tsuyoshi và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang. Vào tháng 1/2015, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Ota Akihiro và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã ký kết "Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị" giữa hai Bộ. Sau đó, vào ngày 6/3/2017, Biên bản ghi inhows về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải đã được ký gia hạn mới bởi Thứ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Suematsu Shinsuke và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh. Mục đích của Biên bản ghi nhớ là tăng cường hợp tác giữa hai Bộ trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải, Biên bản được gia hạn vào năm 2017 bao gồm 5 lĩnh vực hoạt động ưu tiên: 
    - Hỗ trợ xây dựng và thực thi hệ thống văn bản pháp lý
    - Ứng phó với những thách thức trong công tác quy hoạch và triển khai hệ thống thoát nước, xử lý nước thải
    - Phát triển nguồn nhân lực
    - Hợp tác giữa các thành phố/giữa các doanh nghiệp
    - Trung tâm thoát nước Việt Nam (VSSC)
    Bản báo cáo cung cấp thông tin liên quan đến hợp tác kỹ thuật giữa Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lcijh Nhật Bản (MLIT) và Bộ Xây dựng Việt Nam, đồng thời phát triển chieesnluowcj chung cho các hoạt động trong tương lai trong khuôn khổ các điều kiện và tinh thần của Biên bản ghi nhớ nhằm xem xét và đánh giá về việc thực hiện các hoạt động hợp tác trong phạm vi khuôn khổ thể hiện trong Biên bản ghi nhớ và các hoạt động hợp tác liên quan

    Số trang: 159