Nghiên cứu khả năng áp dụng mô hình công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) nhằm giảm phát thải khí nhà kính cho sản xuất vật liệu xây dựng, áp dụng thí điểm trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Mã số: RD 22-19 (KQNC.2229)
Tác giả:
Nhà xuất bản: Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh
Năm xuất bản: 2021
Nơi xuất bản: H.
Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy
Số trang: 81
Kích cỡ khổ: 30
Mã kho: KQNC
Tóm tắt nội dung:
Trong suốt 15 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển với tốc độ tương đối cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Quá trình công nghiệp hóa và việc cải thiện mức sống của người dân đã đẩy nhu cầu tiêu thụ năng lượng và điện năng hàng năm tăng đến 11,5% và 13,07% giai đoạn 2006-2010. Với xu hướng tiêu thụ năng lượng như vậy, Việt Nam đã chuyển từ nước xuất khẩu ròng năng lượng sang nhập khẩu năng lượng. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng trở thành một trong những chính sách rất quan trọng ở Việt Nam.
Việt Nam tham gia và phê duyệt Công ước Khung Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) năm 1994. Sau khi tham gia UNFCCC, Việt Nam thực hiện các cuộc kiểm kê thông qua việc xây dựng Thông báo quốc gia (NC) và Báo cáo cập nhật hai năm một lần cho UNFCCC (BUR). Đến nay, Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng NC lần thứ nhất và thứ hai, BUR1 và BUR2.
Nhiên liệu thay thế, sử dụng các loại by-product cho các loại nguyên liệu truyền thống...Tuy nhiên rào cản lớn nhất hiện nay chính là thiếu nguồn vốn đầu tư để thực hiện các biện pháp giảm phát thải Khí nhà kính. Mô hình công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) chính là một trong những giải pháp tiềm năng để thực hiện các biện pháp giảm phát thải KNK trong lĩnh vực VLXD. Tại Việt Nam, ESCO là một mô hình mới và hiện nay mới đang bắt đầu hình thành thị trường tiết kiệm năng lượng. ESCO là loại hình doanh nghiệp thương mại cung cấp một hoặc nhiều giải pháp năng lượng toàn diện bao gồm thiết kế và thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng, bảo tồn năng lượng, cho thuê cơ sở hạ tầng năng lượng, cung cấp năng lượng và quản lý rủi ro...