Nghiên cứu ứng dụng các hệ sơn phủ có độ bền cao để bảo vệ các công trình bê tông cốt thép làm việc trong môi trường ven biển. Mã số: RD 81-19 (KQNC.2339)
Tác giả:
Nhà xuất bản: Trường Đại học Công nghệ GTVT
Năm xuất bản: 2021
Nơi xuất bản: H.
Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy
Số trang: 135
Kích cỡ khổ: 30
Mã kho: KQNC
Tóm tắt nội dung:
Trong môi trường xâm thực vùng biển, hiện tượng ăn mòn cốt thép và bê tông dẫn đến làm nứt và phá hủy kết cấu bê tông, làm bê tông bị hư hỏng sớm, không đảm bảo tuổi thọ công trình. Độ bền thực tế của kết cấu bê tông cốt thép phụ thuộc vào mức độ xâm thực của môi trường và chất lượng vật liệu sử dụng (cường độ bê tông, mác chống thấm, khả năng chống ăn mòn, chủng loại xi măng, phụ gia, loại cốt thép, chất lượng thiết kế, thi công và biện pháp quản lý, sử dụng công trình...) Quan điểm chung về chống ăn mòn cho kết cấu bê tông và bê tông cốt thép là: bảo vệ bê tông, lấy bê tông bảo vệ cốt thép.
Để bảo vệ bê tông cốt thép, người ta thường dùng các biện pháp sau:
- Trát vữa chống thấm: vữa xi măng có pha nhũ tương polymer
- Sơn chống ăn mòn cốt thép: sơn xi măng, sơn xi măng - polymer, sơn hóa chất cao phân tử, các loại sơn này phải đảm bảo khả năng dính kết giữa cốt thép được sơn với bê tông.
- Sơn phủ mặt ngoài kết cấu: dùng các loại sơn epoxy và các hợp chất cao phân tử có độ dính kết cao với bê tông và đàn hồi tốt.
- Sử dụng chất ức chế ăn mòn canxi nitrit.
- Sử dụng vật liệu composit thay thế cho bê tông thông thường.
Trong số các biện pháp đó, sơn chống ăn mòn, phủ mặt ngoài bảo vệ kết cấu được sử dụng tương đối rộng rãi. Vì vậy, việc "Nghiên cứu ứng dụng các hệ lớp phủ có độ bền cao để bảo vệ các công trình bê tông cốt thép làm việc trong môi trường ven biển" và áp dụng thử nghiệm cho xây dựng công trình giao thông là cần thiết.