Nghiên cứu tổng hợp thực trạng sử dụng các sản phẩm sơn chống ăn mòn, chịu môi trường xâm thực cho bê tông và bê tông cốt thép. Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng loại và đề xuất các giải pháp nghiên cứu khắc phục. Mã số: K 03-19 (KQNC.2380)
Tác giả:
Nhà xuất bản: Viện VLXD - Bộ Xây dựng
Năm xuất bản: 2020
Nơi xuất bản: H.
Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy
Số trang: 130
Kích cỡ khổ: 30
Mã kho: KQNC
Tóm tắt nội dung:
Trong những năm gần đây, vấn đề nâng cao chất lượng và tuổi thọ cho các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng ở vùng biển và khu vực ven biển luôn có ý nghĩa hết sức to lớn. Nhìn chung, đối với các công trình xây dựng, việc sử dụng vật liệu một cách hợp lý, quá trình thi công đảm bảo chất lượng và trong từng trường hợp có các biện pháp bảo vệ thích hợp thì tuổi thọ sẽ được nâng lên đáng kể. Điều này cho phép khai thác được triệt để tính năng sử dụng của vật liệu, giảm bớt các chi phí về tu bổ sửa chữa hàng năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Để giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng và tuổi thọ các công trình xây dựng cũng có nghĩa là phải giải quyết nâng cao khả năng chống ăn mòn cho bê tông và bê tông cốt thép trong các kết cấu xây dựng. Muốn thực hiện được cần phải hiểu biết về các quá trình ăn mòn, biết cách khắc phục những nhược điểm của loại vật liệu này khi sử dụng trong các môi trường có tác động ăn mòn, từ đó đề ra các giải pháp cải thiện tính năng của vật liệu theo hướng nâng cao tính bền của chúng trên cơ sở nguyên vật liệu trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện thực tế của VN.
Quan điểm chung về chống ăn mòn cho kết cấu bê tông & BTCT là: bảo vệ be etoong, lấy bê tông bảo vệ cốt thép. Vì vậy, nghiên cứu về chống ăn mòn cho be etoong và BTCT nhằm kéo dài tuổi thọ cho các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình biển đảo đã và đang là một trong những nhiệm vụ cấp thiết được nhiều cơ quan nghiên cứu trong cả nước quan tâm. Một trong những biện pháp bảo vệ hữu hiệu và tiết kiệm nhất cho bê tông và BTCT là sử dụng lớp phủ trên cơ sở: gốc acrylic, gốc bitum, gốc epoxy...Tuy nhiên, cho tới nay, việc áp dụng các tiêu chuẩn trong xây dựng công trình bê tông và bê tông cốt thép ở các môi trường xâm thực còn hạn chế. Tất cả các công trình ven biển được xây dựng từ những năm 1960 đến nay đều áp dụng theo quy phạm xây dựng thông thường, ít chú ý đến vấn đề chống ăn mòn nhằm đảm bảo độ bền vững cho công trình, dẫn đến tuổi thọ của nhiều công trình trong môi trường biển thấp. Đặc biệt là vấn đề sử dụng sơn chống ăn mòn cho be etoong và bê tông cốt thép trong các công trình biển đảo chưa được quan tâm đúng mức cả trong nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.
Hiện, sơn phủ bảo vệ công trình bê tông, BTCT đã được ứng dụng ở nhiều nơi, tuy nhiên việc đánh giá thực trạng các sản phẩm sơn chống ăn mòn, chịu môi trường xâm thực cho be etoong và BTCT, cũng như phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng loại và đề xuất các giải pháp nghiên cứu khắc phục chưa được nghiên cứu một cách kỹ lượng. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu về vấn đề này nhằm phục vụ công tác quản lý của nhà nước là hết sức cần thiết.