Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng tiêu chuẩn Thiết kế địa kỹ thuật – Thiết kế móng cọc theo định hướng mới. Mã số: RD 120-20 (KQNC.2713)
Tác giả:
Nhà xuất bản: Viện Khoa học công nghệ xây dựng – Bộ Xây dựng
Năm xuất bản: 2024
Nơi xuất bản: H.
Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy
Số trang: 94
Kích cỡ khổ: 30
Mã kho: KQNC
Tóm tắt nội dung:
- Hiện tai, trong nước có TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế. Tuy nhiên, nội dung tiêu chuẩn này được chuyển dịch chủ yếu từ tiêu chuẩn của Nga SP24.13330:2011, trong quá trình sử dụng có rất nhiều điểm cần làm rõ (đang được soát xét). Mặt khác, lý thuyết xây dựng tiêu chuẩn dựa trên phương pháp trạng thái giới hạn nhưng tổ hợp tải trọng và hệ số từng phần (đất nền) đang sử dụng theo Nga
nên tiêu chuẩn này cần được làm lại mới nếu các nguyên tắc thiết kế và tổ hợp tải trọng tác động có sự thay đổi. Hơn nữa, trong tiêu chuẩn này vẫn cho phép sử dụng một số công thức thực nghiệm được xây dựng trên có sở lý thuyết ứng suất cho phép. Do vậy, theo định hướng mới của hệ thống tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn này về dài hạn sẽ không còn phù hợp để áp dụng.
- Thực hiện Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 9/2/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, Bộ Xây dựng đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất định hướng mới hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng” với kết quả là cần phải có sự thay đổi cơ bản hệ thống tiêu chuẩn xây dựng của nước ta theo hướng hội nhập quốc tế. Hệ thống tiêu chuẩn châu Âu được lựa chọn là cơ sở để biên soạn các tiêu chuẩn xây dựng theo định hướng mới.
- Tiêu chuẩn xây dựng trên cơ sở nghiên cứu phân tích các Tiêu chuẩn hiện hành của các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc... từ đó lựa chọn một tiêu chuẩn tham khảo để làm cơ sở biên soạn tiêu chuẩn quốc gia TCVN “Thiết kế địa kỹ thuật - Thiết kế móng cọc” theo định hướng mới.