Nghiên cứu, soát xét tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9311-1:2012 Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng. Phần 1: Các yêu cầu chung. Mã số: TC 19-21 (KQNC.2724)
Tác giả:
Nhà xuất bản: Viện Khoa học công nghệ xây dựng – Bộ Xây dựng
Năm xuất bản: 2024
Nơi xuất bản: H.
Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy
Số trang: 38
Kích cỡ khổ: 30
Mã kho: KQNC
Tóm tắt nội dung:
- Ở trong nước, hệ thống TCVN về lĩnh vực thử nghiệm khả năng chịu lửa hiện tại đang được biên soạn dựa trên các tiêu chuẩn ISO, chỉ có một số ít là được biên soạn theo tiêu chuẩn của Anh (BS). Bộ tiêu chuẩn thử nghiệm cháy hiện nay đang được biên soạn dựa theo bộ tiêu chuẩn ISO 834, gồm có 14 phần được đánh số từ 1 đến 14. Hiện tại đã biên soạn được 7 tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 834 gồm TCVN 9311-1 (ISO 834-1), TCVN 9311-3 (ISO 834-3), TCVN 9311-4 (ISO 834-4), TCVN 9311-5 (ISO 834-5), TCVN 9311-6 (ISO 834-6), TCVN 9311-7 (ISO 834-7), TCVN 9311-8 (ISO 834-8). Phần 1 của ISO 834 đã được biên soạn thành Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9311-1 đã được biên soạn từ năm 2005 dựa trên phiên bản ISO 831-1: 1999 với mã hiệu là TCXDVN 342:2005, sau đó được chuyển đổi thành TCVN 9311-1:2012 theo Luật tiêu chuẩn. Trải qua nhiều năm chưa có lần soát xét hay hiệu chỉnh nào thêm mặc dù việc ra đời các bản soát xét của tiêu chuẩn ISO 834-1:1999 đã có. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai cũng nhận thấy có 1 số khó khăn trong cách thực hiện và áp dụng, một số định nghĩa khó hiểu hoặc dễ gây hiểu nhầm nên việc soát xét để thống nhất và phù hợp với các tiêu chuẩn được ban hành sau trong bộ ISO 834 này thành TCVN
- Ở ngoài nước, Tính đến thời điểm năm 2022, phiên bản ISO 834-1:1999 đã có 2 bản hiệu chỉnh là ISO 834-1:1999/Amd.1:2012 và ISO 834-1:1999/Amd.2:2021 với những thay đổi không quá lớn nhưng với sửa đổi này sẽ không bị nhầm lẫn và thống nhất nội dung trong tiêu chuẩn. Bên cạnh bộ tiêu chuẩn ISO 834, hệ tiêu chuẩn Anh cũng có tiêu chuẩn quy định chung trong thử nghiệm chịu lửa là BS EN 1363-1 và BS EN 1363-2, đây là hệ tiêu chuẩn đang được định hướng để thống nhất thành bộ tiêu chuẩn Việt Nam. Giữa 2 hệ tiêu chuẩn này đều có những đặc điểm chung và những điểm riêng và cùng tồn tại song song tại Việt Nam. Với vai trò là tiêu chuẩn nền, đưa ra các quy định và tiêu chí chung cho các tiêu chuẩn thử nghiệm riêng bộ phận hoặc cấu kiện xây dựng vì thế tiêu chuẩn này rất quan trọng và hạn chế những bất cập hoặc câu chữ gây hiểu lầm khi được viện dẫn từ các tiêu chuẩn riêng .