Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2017. Số trang: 179 Tác giả: Phạm Thị Hương Lan Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.002114 – Thư viện KHKT-BXD.

Tóm tắt nội dung:

Để điều tiết dòng chảy, khai thác tổng hợp nguồn tài nguyên nước của một dòng sông, nhiều quốc gia xây dựng các hồ chứa nước. Việc đắp đập ngăn sông tạo thành hồ chứa đã làm thay đổi chế độ thủy văn – thủy lực của dòng chảy. Tốc độ dòng nước khi vào hồ bị giảm đột ngột, dẫn đến phần lớn bùn cát bị lắng lại trong hồ, gây nên những hậu quả sinh thái nghiêm trọng trong lòng hồ, vùng thượng lưu hồ và hạ lưu đập. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có địa hình bị chia cắt mạnh, nguồn nước dồi dào và mạng lưới sông suối tương đối dày. Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hồ chứa phục vụ các mục đích thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cũng do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có nắng, gió, mưa bão tác động liên tục lên bề mặt đất, và kéo dài theo bờ biển Đông mà chúng ta luôn phải đối mặt với tình trạng xói mòn đất khá nghiêm trọng. Vì vậy, xuyên suốt quá trình từ quy hoạch, thiết kế xây dựng và vận hành hồ chứa đòi hỏi phải tính toán, đánh giá tình hình bồi lắng cát bùn để có cơ sở khoa học cho các biện pháp bảo vệ hồ và đập.Hồ chứa được xây dựng ở nước ta mỗi năm một nhiều nhưng các công trình nghiên cứu, đánh giá bồi lắng vẫn còn ít và đang là mối quan tâm của các nhà khoa học và những người làm công tác quản lý. Cuốn sách “Bùn cát sông ngòi & Bồi lắng hồ chứa” được biên soạn nhằm giới thiệu các khái niệm về bùn cát sông ngòi, bồi lắng hồ chứa và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu bồi lắng.

Nội dung Sách gồm 4 chương:

Chương 1: Bùn cát sông ngòi.

Chương 2: Bồi lắng hồ chứa.

Chương 3: Giới thiệu một số mô hình tính toán xói mòn và bồi lắng hồ chứa.

Chương 4: Giải pháp giảm thiểu bồi lắng hồ chứa.


Thư viện Bộ Xây dựng 

 

 

Liên kết

Thống kê

  • Đang trực tuyến1
  • Hôm nay2648
  • Hôm qua2647
  • Tất cả3421738