Sách mới: Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc (VT.002402)
12/09/2022 14:48
Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2021. Số trang: 180 Tác giả: Nguyễn Khởi Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.002402 – Thư viện Bộ Xây dựng.
Tóm tắt nội dung:
Bảo tồn trùng tu các di tích kiến trúc là môn khoa học hiện đại. Trên thế giới, đặc biệt ở các nước tiên tiến, cho đến nay họ là xây dựng được một lý thuyết tương đối hoàn chỉnh và đã thu được khá nhiều kinh nghiệm thông qua công tác bảo tồn các di tích lịch sử và văn hóa. Tuy nhiên, ở Việt Nam đa phần các di tích kiến trúc còn lại chủ yếu là kiến trúc gỗ của người Việt, một số ít là kiến trúc gạch đá của người Chăm. Vì thế, vấn đề trùng tu khoa học di tích kiến trúc gỗ là một công việc còn mới mẻ đối với chúng ta, đòi hỏi việc áp dụng những nguyên tắc trên thế giới cần phải có sự nghiên cứu cho phù hợp. Công tác trùng tu khoa học được thực hiện trên đất nước ta đến nay đã có những thành công đáng kể. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan như hoàn cảnh kinh tế, trình độ chuyên gia, kỹ thuật... công tác trùng tu vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu bảo quản di tích. Việc tổng kết còn đang trong thời kỳ vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Cuốn sách cung cấp những tư liệu cần thiết cho bạn đọc đang quan tâm đến công tác bảo tồn và trùng tu các di sản thế giới.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:
- Phần 1: Lý luận về công tác bảo tồn và trùng tu di sản văn hóa.
+ Chương 1: Những nguyên tắc chung về bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa.
+ Chương 2: Những nguyên nhân biến đổi, hủy hoại các di tích.
+ Chương 3: Sơ lược lịch sử bảo quản và trùng tu các di tích kiến trúc.
+ Chương 4: Quá trình bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc.
+ Chương 5: Một số lý luận và yêu cầu về công tác trùng tu các di tích kiến trúc.
+ Chương 6: Đặc điểm của các phương pháp trùng tu.
+ Chương 7: Khảo sát, nghiên cứu đối tượng cần trùng tu.
+ Chương 8: Thiết kế trùng tu di tích.
- Phần 2: Tham khảo một vài kinh nghiệm bảo tồn di sản kiến trúc nước ngoài và các đề xuất bảo tồn di sản kiến trúc đô thị ở Việt Nam.
+ Chương 9: Kinh nghiệm bảo tồn các di sản kiến trúc ở một số nước trên thế giới.
+ Chương 10: Một số đề xuất bảo tồn di sản kiến trúc đô thị ở Việt Nam.
Nguồn: Thư viện Bộ Xây dựng
Ng
N
Tin liên quan
- Sách mới: Kiến trúc xu hướng bền vững (VT.002522)
- Sách mới: Động đất và các biện pháp phòng tránh (VT.002517)
- Sách mới: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xây dựng địa chất và khai thác dầu khí (VT.002518)
- Sách mới: Phòng chống cháy nổ cho nhà và công trình (VT.002515)
- Sách mới: Thiết kế công trình năng lượng tái tạo điện gió (VT.002516)
- Sách mới: Mô hình nhà ven biển (VT.002514)
- Sách mới: Nghiên cứu thực nghiệm kết cấu công trình (VT.002510)
- Sách mới: Cấp thoát nước trong tòa nhà (VT.002511)
- Sách mới: Hệ thống kỹ thuật trong công trình (MEP). Tập 1 (VT.002509)
- Sách mới: Kiến trúc cổ Việt Nam từ cái nhìn khảo cổ học (VT.002507)