Tìm kiếm nâng cao

  • Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thiết kế kết cấu liên hợp thép - bê tông chịu lửa theo định hướng mới. Mã số: RD 20-21 (KQNC.2455)

    Tác giả: PGS.TS. Chu Thị Bình - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thiết kế kết cấu liên hợp thép - bê tông chịu lửa theo định hướng mới. Mã số: RD 20-21 (KQNC.2455)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 20-21

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: PGS.TS. Chu Thị Bình - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
    - Nghiên cứu phương pháp thiết kế kết cấu liên hợp bê tông- cốt thép chịu lửa theo tiêu chuẩn châu Âu;
    - Biên soạn "Hướng dẫn thiết kế kết cấu liên hợp thép - bê tông chịu lửa theo định hướng mới"

    Số trang: 63

  • Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng tiêu chuẩn bê tông cốt sợi tính năng siêu cao (UHPC) – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử. Mã số: RD 54-20 (KQNC.2454)

    Tác giả: TS. Tống Tôn Kiên - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Hội Bê tông Việt Nam
    Năm xuất bản: 2023
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng tiêu chuẩn bê tông cốt sợi tính năng siêu cao (UHPC) – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử. Mã số: RD 54-20 (KQNC.2454)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 54-20

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: TS. Tống Tôn Kiên - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Bê tông siêu chất lượng hay Bê tông cốt sợi tính năng siêu cao (UHPC hay UHPC) là loại bê tông thế hệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại bê tông truyền thống như: tính công tác rất cao nhờ vào khả năng tự chảy và lèn chặt; các tính chất cơ học rất cao như cường độ chịu nén lớn hơn hoặc bằng 120 MPa, cường độ chịu kéo trực tiếp sau nứt lớn hơn hoặc bằng 5 MPa, mô đun đàn hồi trong khoảng 45- 55 Gpa; và có độ bền lâu cực kỳ cao. Các tính chất này dẫn đến khả năng ứng dụng UHPC trong các kết cấu công trình có nhiều ưu điểm nổi trội như: giảm kích thước cấu kiện, rút ngắn thời gian thi công; giảm khối lượng bản thân và các tĩnh tải phụ làm giảm kích thước kết cấu móng; tăng chiều dài nhịp, giảm số lượng dầm và yêu cầu chịu tải; giảm số lượng trụ đỡ, cột đỡ và móng; giảm chiều dày bản, chiều cao dầm; ...
    Vì vậy UHPC đã và đang được phát triển ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công trình xây dựng trên thế giới. Trong những năm gần đây, kết cấu UHPC đã và đang bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam
    cho một số loại kết cấu như: dầm cầu, cột, tấm bao che. Nhu cầu ứng dụng UHPC trong các công trình xây dựng là rất lớn, việc tìm kiếm và đưa vào sử dụng các loại UHPC thay thế bê tông thường trong các công trình đặc biệt là cần thiết trong những năm sắp tới. Nhưng các sản phẩm UHPC cần phải được kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn so với bê tông thường. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật về vật liệu chưa có, tiêu chuẩn phương pháp thử hiện hànhcủa Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng cho loại bê tông này.
    Thực hiện Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 9/2/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, Bộ Xây dựng đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất định hướng mới hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng” với kết quả là cần phải có sự thay đổi cơ bản hệ thống tiêu chuẩn xây dựng của nước ta theo hướng hội nhập quốc tế. Hệ thống tiêu chuẩn châu Âu được lựa chọn là cơ sở để biên soạn các tiêu chuẩn xây dựng theo định hướng mới. Do vậy, cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật cho việc sử dụng UHPC. Điều này không những góp phần thực hiện Quyết định số 198/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, mà còn là tài liệu căn cứ pháp lý để các doanh nghiệp sản xuất ứng dụng UHPC phải tuân thủ để đảm bảo chất lượng các sản phẩm UHPC cung cấp ra thị trường. Tiêu chuẩn này cũng là cơ sở để người sử dụng, nhà quản lý kiểm soát và đánh giá chất lượng của UHPC. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất UHPC, trên cơ sở tiêu chuẩn này để xây dựng hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm với tần suất kiểm tra chặt chẽ và tiến hành đánh giá hợp chuẩn sản phẩm để đảm bảo sản phẩm có chất lượng ổn định khi đưa ra thị trường.

    Số trang: 137

  • Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thiết kế kết cấu bê tông cốt composite sợi aramid. Mã số: RD 14-21 (KQNC.2453)

    Tác giả: GS.TS Nguyễn Thái Chung - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Học viện Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng
    Năm xuất bản: 2023
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thiết kế kết cấu bê tông cốt composite sợi aramid. Mã số: RD 14-21 (KQNC.2453)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 14-21

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: GS.TS Nguyễn Thái Chung - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu:
    - Làm chủ phương pháp mô phỏng số và thí nghiệm trực tiếp trên mô hình để xác định khả năng chịu lực của các kết cấu bê tông cốt thanh composite aramad
    - Có được cơ sở lý thuyết tính toán kết cấu bê tông cốt thanh composite aramid dạng dầm và tấm sàn

    Số trang: 114

  • Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050. Mã số: RD 04-19 (KQNC.2451)

    Tác giả: TS. Lê Trung Thành - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện VLXD
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050. Mã số: RD 04-19 (KQNC.2451)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 04-19

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: TS. Lê Trung Thành - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành:

    Tóm tắt nội dung: Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050 trên phạm vi cả nước đối với 12 chủng loại VLXD bao gồm xi măng, gạch gốm ốp lát, đá ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, đá xây dựng, bê tông... Báo cáo tập trung vào một số nội dung:
    - Đánh giá thực trạng phát triển VLXD nước ta bao gồm đầu tư và sản xuất; chủng loại sản phẩm, chất lượng và thị trường; công nghệ sản xuất; nguyên, nhiên liệu và năng lượng; bảo vệ môi trường. Trong đó, có đối chiếu với các quy hoạch ngành liên về VLXD và tổng kết các vấn đề phát sinh mới trong quá trình phát triển.
    - Đánh giá tiềm năng và nguồn lực để phát triển công nghiệp VLXD vao gồm các yếu tố kinh tế xã hội, nguồn lực tài nguyên khoáng sản và nguồn lực lao động xã hội
    - Đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thị VLXD trên thế giới, kinh nghiệm quản lý phát triển VLXD của một số nước, tác động của VLXD thế giới và khu vực đến sự phát triển VLXD Việt Nam
    - Tính toán, dự báo nhu cầu, thị trường VLXD Việt Nam đến năm 2030.

    Số trang: 159

  • Nghiên cứu soát xét TCVN 6227:1996 cát tiêu chuẩn ISO để xác định cường độ của xi măng. Mã số: TC 20-20 (KQNC.2450)

    Tác giả: KS. Vũ Văn Linh - Chủ nhiệm nhiệm vụ
    Nhà xuất bản: Viện VLXD
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu soát xét TCVN 6227:1996 cát tiêu chuẩn ISO để xác định cường độ của xi măng. Mã số: TC 20-20 (KQNC.2450)

    Tiêu đề phụ: Mã số: TC 20-20

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: KS. Vũ Văn Linh - Chủ nhiệm nhiệm vụ

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục đích của việc nghiên cứu hướng tới là tìm thêm các nguồn có tính chất ổn định phù hợp yêu cầu kỹ thuật làm cát tiêu chuẩn chủ yếu đáp ứng thành phần hạt, đặc biệt là tùm nguồn cát nhiều thành phần hạt lớn hơn 0,5mm hiện đang khan hiếm. Do đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn 3 địa phương có mỏ cát trắng đại diện cho 3 vùng đó là: Vân Đồn - Quảng Ninh; Phong Điền - Thừa Thiên Huế; và Cam Lâm - Khánh Hòa. Tại các địa phương này đang có các đơn vị khai thác xử lý cát trắng nên thuận tiện cho công tác khảo sát và lấy mẫu.

    Số trang: 108

  • Nghiên cứu rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật điều tiết về tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng. Mã số: K 04-18 (KQNC.2452)

    Tác giả: TS. Lê Trung Thành - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện Vật liệu xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật điều tiết về tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng. Mã số: K 04-18 (KQNC.2452)

    Tiêu đề phụ: Mã số: K 04-18

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: TS. Lê Trung Thành - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Trong những năm qua, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dnwgj, hướng dẫn, chỉ dẫn đã hình thành và ngày càng hoàn thiện về lý luận, phương pháp tính toán, phạm vi điều chỉnh và tổ chức thực heiejn. Tiêu chuẩn quy chuẩn đã trở thành công cụ đắc lực phục vụ công tác quản lý nhà nước và là chuẩn mực để giải quyết tranh chấp thương mại, phân định trách nhiệm, giải pháp kỹ thuật quan trọng cho doanh nghiệp cải tiến công nghệ, đảm bảo chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đã có đóng góp hết sức quan trọng trong sự phát triển của ngành xây dựng và kinh tế - xã hội của đất nước.
    Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập trong định hướng quy hoạch hệ thống, mô hình quản lý hệ thống, quy trình tổ chức thực hiện, khả năng hội nhập quốc tế và thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, các chính sách điều tiết về các hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chưa thực sự phù hợp để tạo sự chủ động cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tư vấn, xây lắp trong việc quản lý, điều tiết hệ thống tài liệu kỹ thuật chuyên ngành và tổ chức xây dựng công trình. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật điều tiết về tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng là cần thiết.

    Số trang: 118

  • Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện các quy định pháp luật, chính sách về nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII (KQNC.2148)

    Tác giả: Nguyễn Mạnh Khởi (Chủ nhiệm đề tài)
    Nhà xuất bản: Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện các quy định pháp luật, chính sách về nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII (KQNC.2148)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Mạnh Khởi (Chủ nhiệm đề tài)

    Chuyên nghành: Xây dựng, Nhà ở, thị trường bất động sản

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu dự án: Căn cứ vào đánh giá, phân tích các giải pháp để tăng cường nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời huy động các nguồn lực khác trong xã hội (xã hội hóa) để phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng như hộ nghèo, hộ thu nhập thấp... Việc sửa đổi quy định như dự thảo là hết sức cần thiết, phù hợp với tình hình điều kiện kinh tế xã hội đất nước trong giai đoạn hiện nay và đáp ứng được nguyện vọng của người dân.

    Số trang: 70

  • Điều tra, khảo sát thực trạng và nhu cầu về nhà ở thương mại giá thấp tại khu vực đô thị, khu công nghiệp nhằm đề xuất cơ chế, chính sách, mô hình hợp lý để huy động các nguồn lực đẩy mạnh phát triển nhà ở thương mại giá thấp (KQNC.2138)

    Tác giả: Vũ Văn Phấn (Chủ nhiệm dự án)
    Nhà xuất bản: Cục Quản lý nha và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Điều tra, khảo sát thực trạng và nhu cầu về nhà ở thương mại giá thấp tại khu vực đô thị, khu công nghiệp nhằm đề xuất cơ chế, chính sách, mô hình hợp lý để huy động các nguồn lực đẩy mạnh phát triển nhà ở thương mại giá thấp (KQNC.2138)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Vũ Văn Phấn (Chủ nhiệm dự án)

    Chuyên nghành: Xây dựng, Nhà ở, thị trường bất động sản

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu dự án:
    - Hỗ trợ các đối tượng có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị, khu công nghiệp cải thiện về nhà ở, ổn định cuộc sống và yên tâm công tác, tạo động lực để họ cống hiến trí tuệ, tài năng cho đất nước.
    - Xây dựng các cơ chế, chính sách để phát triển nhà ở thương mại giá thấp.

    Số trang: 70

  • Nghiên cứu phát triển kinh tế đô thị Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (KQNC.2449)

    Tác giả: TS. Trần Thị Lan Anh - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Cục Phát triển đô thị
    Năm xuất bản: 2023
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu phát triển kinh tế đô thị Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (KQNC.2449)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: TS. Trần Thị Lan Anh - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu:
    Để thúc đẩy quá trình đổi mới, hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế cùng với nhận thức sâu sắc về vai trò, vị thế và tầm quan trọng của quá trình đô thị hóa, Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đặc biệt đến quá trình phát triển đô thị. Cùng với các Định hướng, Chiến lược, Chương trình thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, chương trình nhằm định hướng, chỉ đạo thực hiện quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị thành công. Trên cơ sở định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã thể chế hóa từng bước trong việc xây dựng luật pháp, cơ chế chính sách điều chỉnh vấn đề phát triển đô thị. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị thời gian qua cũng bộc lộ nhiều bất cập về chính sách và thể chế. Chính sách thúc đẩy đô thị hóa trong nhiều trường hợp vẫn mang nặng tư duy chỉ đạo từ trên xuống, chưa phù hợp với lịch sử văn hóa, thực trạng kinh tế xã hội và hội nhập với nền kinh tế thị trường.
    Giai đoạn tới, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phát triển đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ, trong đó yêu cầu về đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp tiếp cận để phát triển đô thị đã được đặt ra để đảm bảo thực heiejn thành công các mục tiêu của Đảng, Nhà nước. Mục tiêu phát triển đô thị bền vững cần đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu phát triển kinh tế đô thị, tạo động lực nâng cao không chỉ kinh tế, chất lượng cuộc sống mà còn đảm bảo nguồn lực để bảo vệ môi trường và tài nguyên.
     

    Số trang: 135

  • Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy ép cọc thủy lực sử dụng trong thi công xây dựng. Mã số: RD 170-18 (KQNC.2443)

    Tác giả: PGS.TS. Phạm Minh Hà - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy ép cọc thủy lực sử dụng trong thi công xây dựng. Mã số: RD 170-18 (KQNC.2443)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 170-18

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: PGS.TS. Phạm Minh Hà - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu của DA: Nghiên cứu xây dựng Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy ép cọc thủy lực sử dụng trong thi công xây dựng đảm bảo phù hợp với thực tế và quá trình phát triển của ngành xây dựng hiện nay.

    Số trang: 88

  • Tuyên truyền, phổ biến đề án chiến lược phát triển VLXD thời kỳ 2021-2030 có định huớng đến năm 2050; đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng. Mã số: RD 05-20 (KQNC.2442)

    Tác giả: Nguyễn Quốc Gia - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Báo Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tuyên truyền, phổ biến đề án chiến lược phát triển VLXD thời kỳ 2021-2030 có định huớng đến năm 2050; đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng. Mã số: RD 05-20 (KQNC.2442)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 05-20 (gồm các báo cáo; bài báo, chuyên đề, phóng sự, 20 đĩa CD)

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Quốc Gia - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Trong những năm qua, ngành sản xuất VLXD đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Công tác xây dựng thế chế liên quan đến phát triển VLXD được quan tâm, từng bước tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển VLXD đáp ứng yêu cầu của ngành Xây dựng. Tuy nhiên, công tác quản lý và phát triển VLXD hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập cần tập trung khắc phục. VLXD mới chậm phát triển, chưa có nhiều sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu trong nước và có sức cạnh trảnh trong khu vực và thế giới. Nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ, tiêu hao năng lượng, chưa khai thác, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất và quản lý, nhất là trong giai đoạn 4.0 như hiện nay. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật nước ta về quy hoạch ngành cũng có những thay đổi. Theo đó, Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 có hiệu lực từ 01/01/2019 đã quy định các quy hoạch ngành không còn hiệu lực, trong khi công tác quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng đòi hỏi phải có các định hướng, giải pháp hợp lý, hiệu quả trong thời kỳ năm 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
    Vì vậy, việc xây dựng một Chiến lược phát triển Vật liệu xây dựng ở Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050 là rất cần thiết. Chiến lược nêu rõ quan điểm, mục đích phát triển ngành VLXD, bao gồm: (1) Đáp ứng yêu cầu cơ bản trong nước về vật liệu xây dựng, tiến tới nâng dần tỷ trọng xuất khẩu; (2) Tiếp cận, ứng dụng nhanh nhất những tiến bộ, thành tựu khoa học công nghệ; (3) Tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; (4) Bảo vệ tốt nhất môi trường sinh thải; (5) Phát huy, khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư phát triển vật liệu xây dựng; (6) Phân bổ mạng lưới các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc truyền tải nội dung Chiến lược phát triển VLXD đến từng nhóm đối tượng cụ thể. Thông qua công tác tuyên truyền, các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân có thể hiểu rõ hơn về vai trò và lợi ích của Chiến lược phát triển VLXD. Từ đó, huy động được sự vào cuộc từ các thành phần kinh tế - xã hội để triển khai hiệu quả các mục tiêu của Đề án. Từ đó, thúc đẩy nghiên cứu các sản phẩm VLXD mới, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên khoáng sản, thân thiện môi trường; hạn chế tối đa dây truyền sản xuất quy mô nhỏ, tiêu hao năng lượng trong sản xuất.
    Mục tiêu:
    - Thu thập, tổng hợp, nghiên cứu các văn bản pháp lý về chiến lược phát triển VLXD trong thực tiễn xã hội
    - Phỏng vấn, tổng hợp các ý kiến chuyên gia về vật liệu xây dựng hiện nay.
    - Viết các tin bài về Đề án phát triển VLXD.

    Số trang: 83

  • Nghiên cứu xây dựng kịch bản phát thải thông thường (BAU) và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (MRV) cho sản xuất xi măng, gạch ốp lát, gạch nung. Mã số: RD 05-21 (KQNC.2447)

    Tác giả: ThS. Cao Thị Tú Mai - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện Vật liệu xây dựng
    Năm xuất bản: 2023
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu xây dựng kịch bản phát thải thông thường (BAU) và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (MRV) cho sản xuất xi măng, gạch ốp lát, gạch nung. Mã số: RD 05-21 (KQNC.2447)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 05-21

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: ThS. Cao Thị Tú Mai - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu:
    Nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng kịch bản phát thải thông thường (BAU) và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (MRV) cho sản xuất xi măng, gạch ốp lát, gạch nung” được thực hiện với mục tiêu xây dựng được kịch bản phát thải thông thường và hệ thống MRV cho lĩnh vực sản xuất VLXD.

    Số trang: 304

  • Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất - vùng trung du và miền núi phía Bắc (KQNC.2446)

    Tác giả: PGS.TS.KTS. Lưu Đức Cường - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - VIUP
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất - vùng trung du và miền núi phía Bắc (KQNC.2446)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: PGS.TS.KTS. Lưu Đức Cường - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Quy hoạch kiến trúc

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu
    - Đánh giá thực trạng tác động, ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đối với các đô thị, điểm dân cư nông thôn vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Rà soát công tác quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
    - Đề xuất các giải pháp quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhằm phòng tránh, giảm nhẹ tác động của thiên tai, nâng cao năng lực ứng phó với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
    - Biên soạn hướng dẫn quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất - Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả của quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong công tác phòng, chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

    Số trang: 334

  • Xây dựng và cập nhật kế hoạch hành động của ngành xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (KQNC.2444)

    Tác giả: PGS.TS.KTS. Lưu Đức Minh - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - VIUP
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Xây dựng và cập nhật kế hoạch hành động của ngành xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (KQNC.2444)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: PGS.TS.KTS. Lưu Đức Minh - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Quy hoạch kiến trúc

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu của nhiệm vụ
    - Rà soát, đánh giá các nhiệm vụ đã được triển khai theo Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2016 – 2020.
    - Xác định được các thách thức và cơ hội của BĐKH đối với quá trình phát triển của ngành Xây dựng; cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành xây dựng cho các giai đoạn tiếp 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; xây dựng các nhiệm vụ, lộ trình triển khai và nguồn lực để thực hiện kế hoạch.

    Số trang: 169

  • Nghiên cứu điều chỉnh hướng dẫn và xây dựng sổ tay đánh giá môi trường chiến lược cho đồ án quy hoạch xây dựng (KQNC.2445)

    Tác giả: PGS.TS.KTS. Lưu Đức Minh - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - VIUP
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu điều chỉnh hướng dẫn và xây dựng sổ tay đánh giá môi trường chiến lược cho đồ án quy hoạch xây dựng (KQNC.2445)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: PGS.TS.KTS. Lưu Đức Minh - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Quy hoạch kiến trúc

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu
    - Đánh giá tình hình thực hiện, nghiên cứu điều chỉnh hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và bảo vệ môi trường trong công tác quy hoạch xây dựng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong công tác quy hoạch xây dựng;
    - Đề xuất, kiến nghị những nội dung sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn ĐMC và yêu cầu bảo vệ môi trường trong công tác quy hoạch xây dựng phù hợp, đồng bộ, thống nhất;
    - Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện ĐMC và bảo vệ môi trường trong công tác quy hoạch xây dựng;

    Số trang: 205