Tìm kiếm nâng cao

  • Đánh giá, kiểm kê khí nhà kính trong quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn phù hợp nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Mã số: RD 54-17 (KQNC.2498)

    Tác giả: Tăng Thị Hồng Loan - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Công ty cổ phần tư vấn EPRO
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Đánh giá, kiểm kê khí nhà kính trong quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn phù hợp nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Mã số: RD 54-17 (KQNC.2498)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 54-17

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Tăng Thị Hồng Loan - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu đề tài:
    Tính toán được lượng phát thải khí nhà kính của rác thải đô thị theo hướng dẫn của Ủy viên liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) và lập báo cáo kết quả kiểm kê cho hai năm 2014 và 2016.

    Số trang: 159

  • Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia: "Thoát nước bên trong nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế”. Mã số: TC 01-21 (KQNC.2471)

    Tác giả: ThS. Kiều Tuấn Hùng - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện Kiến trúc quốc gia
    Năm xuất bản: 2023
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia: "Thoát nước bên trong nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế”. Mã số: TC 01-21 (KQNC.2471)

    Tiêu đề phụ: Mã số: TC 01-21

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: ThS. Kiều Tuấn Hùng - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục đích nghiên cứu:
    - Đánh giá TCVN 4474:1987, những tồn tại trong việc thực hiện TCVN
    - Cập nhật, bổ sung những nội dung mới, tiến bộ về khoa học công nghệ, vật liệu của các nước trên thế giới và khu vực, tham khảo các tiêu chuẩn thiết kế của thế giới và khu vực trong biên soạn TCVN thoát nước trong nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế

    Số trang: 115

  • Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước thải sau xử lý. Mã số: RD 37-20 (KQNC.2469)

    Tác giả: ThS. Lê Quang Hùng - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước thải sau xử lý. Mã số: RD 37-20 (KQNC.2469)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 37-20

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: ThS. Lê Quang Hùng - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
    - Đề xuất giải pháp TSD nước thải đô thị sau xử lý được phục vụ tưới cây, rửa đường đô thị và phòng cháy chữa cháy nhằm tiết kiệm lượng nước sử dụng trong các hoạt động đô thị và bổ cập cho sông hồ nội đô góp phần cải tạo hệ sinh thái và môi trường cảnh quan đô thị
    - Xây dựng cơ sở dữ liệu để dự thảo tiêu chuẩn về các yêu cầu kỹ thuật sử dụng nước thải sau xử lý cho các hoạt động đô thị, phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ Xây dựng theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP

    Số trang: 147

  • Tổng luận: Luật Cấp nước và lắp đặt hệ thống cấp nước của Hàn Quốc (TTCD.1361 + TTCD.1362)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận: Luật Cấp nước và lắp đặt hệ thống cấp nước của Hàn Quốc (TTCD.1361 + TTCD.1362)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung:

    Nước sạch là một loại hàng hóa đặc biệt, có tác động trực tiếp đến sức khỏe và mọi hoạt động thiết yếu khác của cuộc sống con người và phát triển KT-XH. Tùy theo điều kiện của mỗi nước, đa số Chính phủ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức quản lý, sở hữu tài sản hệ thống cấp nước như Nhật, Hàn Quốc... một số nước giao cho khối tư nhân thực hiện như Anh, Estonia... và quy định các chính sách để kiểm soát hoạt động cấp nước của doanh nghiệp tư nhân. Nhìn chung, chính phủ các nước quan tâm đến việc cung cấp nước cho sinh hoạt và phát triển KT-XH; bảo đảm quyền được sử dụng nước sạch hay quyền được tiếp cận nước sạch của người dân.
    Tại Việt Nam, hiện nay văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động cấp nước là Nghị định đang chịu chi phối các tác động lĩnh vực khác có hiệu lực pháp lý cao hơn là Luật. Các Luật hiện hành liên quan đến quản lý, đầu tư phát triển cấp nước như: Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật An toàn thực phẩm... nhưng chưa có các nội dung quy định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch bao gồm: mô hình tổ chức quản lý cấp nước; trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước; quản lý dịch vụ cấp nước; điều tiết các mối quan hệ trong hoạt động cấp nước; kiểm soát tài sản hệ thống cấp nước và bảo đảm an ninh, an toàn cấp nước. Vì vậy, việc sớm ban hành Luật cấp nước là hết sức cần thiết làm công cụ pháp lý quản lý thống nhất, có hiệu lực cao, đồng bộ điều chỉnh toàn diện các hoạt động liên quan đến sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
    Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao, hiện Bộ Xây dựng đang tích cực nghiên cứu, biên soạn dự thảo Luật Cấp nước. Để cung cấp thông tin tham khảo cho việc xây dựng Luật Cấp nước, Trung tâm Thông tin đã sưu tầm, biên dịch và biên soạn cuốn Tổng luận: "LUẬT CẤP NƯỚC VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CỦA HÀN QUỐC" nhằm cung cấp thêm cho Bộ Xây dựng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc xây dựng thể chế trong lĩnh vực cấp nước.
    Nội dung Tổng luận gồm 9 chương:
    - Chương I: Những quy định chung
    - Chương II: Hoạt động kinh doanh nước sinh hoạt
    - Chương III: Hoạt động kinh doanh nước công nghiệp
    - Chương IV: Các công trình cấp nước độc quyền
    - Chương V: Hiệp hội cấp nước và xử lý nước thải Hàn Quốc
    - Chương VI: Thu hồi và sử dụng đất
    - Chương VII: Công tác giám sát
    - Chương VIII: Các quy định bổ sung
    - Chương IX: Các chế tài xử phạt

    Số trang: 76

  • Tổng luận: Các giải pháp quản lý nước mưa bền vững - Kinh nghiệm của Canada (TTCD.1359 + TTCD.1360)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm thông tin - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận: Các giải pháp quản lý nước mưa bền vững - Kinh nghiệm của Canada (TTCD.1359 + TTCD.1360)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung:

    Quản lý nước mưa là một thách thức đặc biệt đối với nhiều chính quyền đô thị. Cơ sở hạ tầng xám truyền thống với chi phí xây dựng và bảo trì tốn kém, thiếu nguồn vốn đầu tư chuyên dụng và bền vững, đô thị hóa góp phần làm tăng lượng nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước và gia tăng ngập lụt đô thị, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây quá tải hệ thống hạ tầng...là những vấn đề mà hầu hết các thành phố trên thế giới đều phải đối mặt.
    Theo báo cáo "Các giải pháp mới để quản lý nước mưa bền vững ở Canada" của Công ty Tư vấn Thịnh vượng và Bền vững (SP) công bố năm 2016, hai thách thức chính trong quản lý nước mưa đô thị là tài chính, nhập lụt và ô nhiễm. Để giải quyết các thách thức này, thu phí thoát nước mưa và phát triển cơ sở hạ tầng xanh, đang được triển khai tại Mỹ và một số địa phương ở Canada, có thể là các giải pháp khả thi và hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
    Thông qua việc nghiên cứu tài liệu Báo cáo "Các giải pháp mới để quản lý nước mưa bền vững ở Canada" nói trên, Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng đã biên dịch thành cuốn tổng luận "Các giải pháp quản lý nước mưa bền vững - Kinh nghiệm của Canada" để phục vụ cán bộ nghiên cứu, quản lý trong và ngoài ngành xây dựng và các độc giả quan tâm.
    Nội dung Tổng luận gồm 3 phần:
    - Phần I: Thiết lập dịch vụ quản lý nước mưa bền vững
    - Phần II: Bộ công cụ quản lý thoát nước bền vững dành cho các chính quyền địa phương
    - Phần III: Các nghiên cứu điển hình: Kinh nghiệm quản lý nước mưa của một số thành phố ở Mỹ và Canada.

    Số trang: 62

  • Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia: Khảo sát và thử nghiệm Địa kỹ thuật – Thử nghiệm kết cấu Địa kỹ thuật – Phần 1: Thử nghiệm cọc: Thử nghiệm nén tĩnh. Mã số: TC 09-21 (KQNC.2468)

    Tác giả: Nguyễn Bảo Việt - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia: Khảo sát và thử nghiệm Địa kỹ thuật – Thử nghiệm kết cấu Địa kỹ thuật – Phần 1: Thử nghiệm cọc: Thử nghiệm nén tĩnh. Mã số: TC 09-21 (KQNC.2468)

    Tiêu đề phụ: Mã số: TC 09-21

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Bảo Việt - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Việc nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN theo định hướng mới là một chủ trương đúng đắn của các cơ quan chức năng. TCVN XXXX-1:20XX: "Khảo sát và thử nghiệm địa kỹ thuật - Thử nghiệm kết cấu địa kỹ thuật - Phần 1: Thử nghiệm cọc: Thử nghiệm nén tĩnh" là một tiêu chuẩn trong số các tiêu chuẩn đang được xây dựng để tạo tính đồng bộ. 
    Việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN XXXX-1:20XX sẽ giúp tăng tính chính xác của phép thử nghiệm cọc nén tĩnh với một số yêu cầu cụ thể và chi tiết hơn về thiết bị và quy trình thí nghiệm cũng như các nội dung trong báo cáo so với tiêu chuẩn heiejn hành (TCVN 9393:2012)
    - Giảm thiểu các ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài tới kết quả đo (khoảng cách giữa các thiết bị với nhau và với cọc thử nghiệm, kích thủy lực cần có khớp cầu, việc đo áp suất dầu cho từng kích được yêu cầu khi áp suất dầu được dùng để tính lực tác dụng lên cọc).
    - Các quy định chi tiết về thiết bị đo cọc gắn thêm (đầu đo biến dạng, đo giãn dài...) cũng như việc xử lý số liệu đo để đưa ra các thông số sức kháng thân cọc và sức kháng mũi)
    Thêm nữa, quy trình gia tải theo TCVN XXXX-1:20XX cũng rút ngắn đáng kể thời gian thử nghiệm so với TCVN 9393:2012 ít nhất từ 6h-10h
    Tuy nhiên việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN XXXX-1:20XX cũng sẽ đòi hỏi các nhà thầu thực hiện thử nghiệm phải nghiên cứu nâng cấp thiết bị để phù hợp với các quy định mới có phần khắt khe hơn.

    Số trang: 61

  • Nghiên cứu xây dựng kịch bản phát thải thông thường (BAU) và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (MRV) cho chung cư, trụ sở hành chính, bệnh viện, tòa nhà thương mại và khách sạn sử dụng năng lượng trọng điểm (KQNC.2420)

    Tác giả: Tăng Thị Hồng Loan - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Công ty Cổ phần Tư vấn EPRO - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu xây dựng kịch bản phát thải thông thường (BAU) và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (MRV) cho chung cư, trụ sở hành chính, bệnh viện, tòa nhà thương mại và khách sạn sử dụng năng lượng trọng điểm (KQNC.2420)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Tăng Thị Hồng Loan - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu:
    Nhiệm vụ có mục tiêu cụ thể sau: Xác định được kịch bản phát thải thông thường (BAU) và hệ thống hướng dẫn đo đạc, báo cáo, thẩm định MRV cho các CTXD theo thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, áp dụng đối với 5 loại công trình sử dụng năng lượng trọng điểm (NLTĐ) là chung cư, trụ sở hành chính, bệnh viện, tòa nhà thương mại và khách sạn.

    Số trang: 169

  • Đánh giá thực trạng cấp nước và quản lý cấp nước tại đô thị. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch (KQNC.2402)

    Tác giả: Nguyễn Minh Đức - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 0
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Đánh giá thực trạng cấp nước và quản lý cấp nước tại đô thị. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch (KQNC.2402)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Minh Đức - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung báo cáo gồm:
    - Tổng quan về tình hình cấp nước tại Việt Nam
    - Tình hình thực hiện Nghị định số 117/2007/NĐ-CP tại một số địa phương
    - Đánh giá khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
    - Một số văn bản, chính sách mới liên quan đến lĩnh vực cấp nước
    - Rà soát việc sửa dổi bổ sung  Nghị định số 117/2007/NĐ-CP 

    Số trang: 62

  • Tăng cường quản lý nhà nước về cấp nước khi thực hiện chủ trương xã hội hóa (KQNC.2403)

    Tác giả: Nguyễn Minh Đức - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 0
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tăng cường quản lý nhà nước về cấp nước khi thực hiện chủ trương xã hội hóa (KQNC.2403)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Minh Đức - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    - Mục tiêu chung: Đánh giá chủ trương xã hội hóa về cấp nước được tiếp tục diễn ra một cách hiệu quả; trong đó vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong quản lý, đầu tư, phát triển cấp nước được tăng cường, nâng cao nhằm thúc đẩy việc xã hội hóa cấp nước, tạo điều kiện cho đầu tư và phát triển cấp nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    - Mục tiêu cụ thể:
    + Đến năm 2025, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật liên quan đến xã hội hóa cấp nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà n ước, đảm bảo hài hòa nguồn lực tham gia đầu tư cấp nước; huy động sự vào cuộc, phối hợp hiệu quả của các cấp, các ngành;
    + Chủ động trong quản lý nhà nước về cấp nước, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền địa phương về hoạt động đầu tư, phát triển dịch vụ, quản lý vận hành hệ thống cấp nước.
    + Nâng cao trách nhiệm, đạo đức doanh nghiệp về đầu tư, phát triển cấp nước, bảo đảm an ninh, an toàn cấp nước
    + Tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động sản xuất, cung cấp nước sạch
    + Đề xuất được các giải pháp nhằm quản lý cấp nước đạt hiệu quả; đảm bảo an toàn cấp nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân

    Số trang: 59

  • Điều tra, khảo sát tình hình thực hiện định hướng cấp nước đô thị và khu công nghiệp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 (KQNC.2404)

    Tác giả: Nguyễn Minh Đức - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Điều tra, khảo sát tình hình thực hiện định hướng cấp nước đô thị và khu công nghiệp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 (KQNC.2404)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Minh Đức - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng trên cơ sở rà soát, xem xét, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại trong quá trình thực hiện Định hướng cấp nước trong giai đoạn vừa qua. Và đề xuất các vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung nhằm thúc đẩy ngành cấp nước phát triển bền vững phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, đô thị của đất nước trong giai đoạn tới tiếp tục cần có sự định hướng của Chính phủ về phát triển cấp nước.
    Nội dung báo cáo gồm:
    - Phần 1: Khái quát quá trình thực hiện định hướng phát triển cấp nước và sự cần thiết điều chỉnh định hướng
    - Phần 2: Tình hình và kết quả thực hiện định hướng cấp nước
    - Phần 3: Những nội dung nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung và tiếp thu giải trình ý kiến
    - Phần 4: Dự thảo quyết định phê duyệt điều chỉnh định hướng cấp nước
    - Phần 5: Kết luận

    Số trang: 72

  • Điều tra, khảo sát thực trạng công tác đào tạo cao đẳng chuyên ngành kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật, đề xuất đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng giảng viên, học viên đáp ứng yêu cầu xã hội (KQNC.2405)

    Tác giả: Phạm Quốc Hoàn - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Điều tra, khảo sát thực trạng công tác đào tạo cao đẳng chuyên ngành kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật, đề xuất đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng giảng viên, học viên đáp ứng yêu cầu xã hội (KQNC.2405)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Phạm Quốc Hoàn - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Quy hoạch kiến trúc, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nhiệm vụ:
    - Đề xuất đổi mới chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng chuyên ngành Kiến trúc
    - Đề xuất đổi mới chương trình đào tạo trình độ cao đẳng chuyên ngành Hạ tầng kỹ thuật
    - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viên, học viên đáp ứng yêu cầu xã hội

    Số trang: 96

  • Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cọc vật liệu hỗn hợp cát biển xi măng tro bay gia cố nền đất yếu phục vụ xây dựng công trình hạ tầng khu vực ven biển và hải đảo. Mã số: RD 40-20 (KQNC.2382)

    Tác giả: PGS.TS. Tạ Đức Thịnh - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Trường Đại học Mỏ - Địa chất
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cọc vật liệu hỗn hợp cát biển xi măng tro bay gia cố nền đất yếu phục vụ xây dựng công trình hạ tầng khu vực ven biển và hải đảo. Mã số: RD 40-20 (KQNC.2382)

    Tiêu đề phụ: Mã số: RD 40-20

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: PGS.TS. Tạ Đức Thịnh - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu đề tài:
    - Phát triển được công  nghệ mới cọc cát biển - xi măng-tro bay gia cố nền đất yếu với đầy đủ cơ sở lý thuyết, cơ sở thực nghiệm, quy trình thiết kế, thi công nghiệm thu cọc phục vụ xây dựng công trình hạ tầng khu vực ven biển và hải đảo.
    - Xây dựng được chỉ dẫn kỹ thuật "Gia cố nền đất yếu: Phương pháp cọc vật liệu hỗn hợp cát biển - xi măng-tro bay"

    Số trang: 162

  • Nghiên cứu, đề xuất giải pháp cấp nước an toàn vùng đồng bằng sông cửu long ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn (KQNC.2386)

    Tác giả: Đặng Anh Thư - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp cấp nước an toàn vùng đồng bằng sông cửu long ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn (KQNC.2386)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Đặng Anh Thư - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Đề xuất giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn cho vùng đồng bằng sông cửu long ứng phó với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn (bao gồm cả giải pháp về cơ chế, chính sách và giải pháp kỹ thuật)

    Số trang: 182

  • Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện đề án khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng và đề xuất sửa đổi, bổ sung cho giai đoạn 2021-2030 (KQNC.2385)

    Tác giả: Nguyễn Khánh Long - Chủ nhiệm đề tài
    Nhà xuất bản: Cục Hạ tầng Kỹ thuật - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2023
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện đề án khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng và đề xuất sửa đổi, bổ sung cho giai đoạn 2021-2030 (KQNC.2385)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Khánh Long - Chủ nhiệm đề tài

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
    - Rà soát, đánh giá tình hình triển khai công tác đầu tư, xây dựng quản lý và sử dụng cơ sở hỏa táng, nghĩa trang; thực trạng việc sử dụng hình thức hỏa táng tại các địa phương trên toàn quốc. Công tác banhafnh cơ chế chính sách hỗ trợ hỏa táng trong tổ chức tang lễ.
    - Nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi bổ sung nhóm cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng nhằm thúc đẩy việc sử dụng hỏa táng văn minh, tiết kiệm đất, đảm bảo vệ sinh và bảo vệ môi trường.

    Số trang: 95

  • Hội thảo Quản lý và Xây dựng hạ tầng đô thị xanh hướng tới phát triển bền vững (TTCD.1357)

    Tác giả: Bộ Xây dựng; Hợp tác Đức; GIZ
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội thảo Quản lý và Xây dựng hạ tầng đô thị xanh hướng tới phát triển bền vững (TTCD.1357)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng; Hợp tác Đức; GIZ

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung Hội thảo trình bày:
    - Thực trạng và định hướng phát triển hạ tầng đô thị xanh tại Việt Nam
    - Chính sách hỗ trợ phát triển không gian xanh công cộng đô thị: Kinh  nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho các thành phố tại Việt Nam
    - Khuyến nghị chính sách quản lý phát triển cây xanh đô thị
    - Giải pháp thông minh trong quản lý, phát triển cấp nước Việt Nam
    - Quản lý cây xanh phù hợp với hạ tầng và kiến trúc đô thị
    - Kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển thoát nước bền vững
    - Xu thế phát triển hạ tầng giao thông xanh, bền vững trên thế giới và các khuyến nghị cho các đô thị lớn ở Việt Nam
    - Xu hướng phát triển công nghệ chiếu sáng thông minh và tiết kiệm năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh
    - Chia sẻ kinh nghiệm thực tế "Thúc đẩy đa dạng sinh thái đô thị dựa vào cộng đồng ở khu vực Bờ Vở sông Hồng, Hà Nội
    - Một số quan điểm về cơ sở hạ tầng xanh
    - Mô hình công nghệ tái chế chất thải rắn xây dựng và ứng dụng vật liệu tái chế trong thi công mặt đường thấm nước
    - Kinh nghiệm xây dựng quy định "Quản lý hoạt động thoát nước địa bàn tỉnh Kiên Giang"
    - Kinh nghiệm lập định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2030
    - Thực trạng, giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

    Số trang: 226