Tìm kiếm nâng cao

Tuyên truyền, phổ biến đề án chiến lược phát triển VLXD thời kỳ 2021-2030 có định huớng đến năm 2050; đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng. Mã số: RD 05-20 (KQNC.2442)

Tác giả:
Nhà xuất bản: Báo Xây dựng
Năm xuất bản: 2022
Nơi xuất bản: H.
Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy
Số trang: 83
Kích cỡ khổ: 30
Mã kho: KQNC

Tóm tắt nội dung:
Trong những năm qua, ngành sản xuất VLXD đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Công tác xây dựng thế chế liên quan đến phát triển VLXD được quan tâm, từng bước tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển VLXD đáp ứng yêu cầu của ngành Xây dựng. Tuy nhiên, công tác quản lý và phát triển VLXD hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập cần tập trung khắc phục. VLXD mới chậm phát triển, chưa có nhiều sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu trong nước và có sức cạnh trảnh trong khu vực và thế giới. Nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ, tiêu hao năng lượng, chưa khai thác, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất và quản lý, nhất là trong giai đoạn 4.0 như hiện nay. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật nước ta về quy hoạch ngành cũng có những thay đổi. Theo đó, Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 có hiệu lực từ 01/01/2019 đã quy định các quy hoạch ngành không còn hiệu lực, trong khi công tác quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng đòi hỏi phải có các định hướng, giải pháp hợp lý, hiệu quả trong thời kỳ năm 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Vì vậy, việc xây dựng một Chiến lược phát triển Vật liệu xây dựng ở Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050 là rất cần thiết. Chiến lược nêu rõ quan điểm, mục đích phát triển ngành VLXD, bao gồm: (1) Đáp ứng yêu cầu cơ bản trong nước về vật liệu xây dựng, tiến tới nâng dần tỷ trọng xuất khẩu; (2) Tiếp cận, ứng dụng nhanh nhất những tiến bộ, thành tựu khoa học công nghệ; (3) Tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; (4) Bảo vệ tốt nhất môi trường sinh thải; (5) Phát huy, khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư phát triển vật liệu xây dựng; (6) Phân bổ mạng lưới các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc truyền tải nội dung Chiến lược phát triển VLXD đến từng nhóm đối tượng cụ thể. Thông qua công tác tuyên truyền, các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân có thể hiểu rõ hơn về vai trò và lợi ích của Chiến lược phát triển VLXD. Từ đó, huy động được sự vào cuộc từ các thành phần kinh tế - xã hội để triển khai hiệu quả các mục tiêu của Đề án. Từ đó, thúc đẩy nghiên cứu các sản phẩm VLXD mới, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên khoáng sản, thân thiện môi trường; hạn chế tối đa dây truyền sản xuất quy mô nhỏ, tiêu hao năng lượng trong sản xuất.
Mục tiêu:
- Thu thập, tổng hợp, nghiên cứu các văn bản pháp lý về chiến lược phát triển VLXD trong thực tiễn xã hội
- Phỏng vấn, tổng hợp các ý kiến chuyên gia về vật liệu xây dựng hiện nay.
- Viết các tin bài về Đề án phát triển VLXD.

Nội dung này chưa được cập nhật

Sách cùng chuyên ngành