Làm giàu tâm hồn từ những mô hình thư viện làng
12/01/2022 09:00
Thư viện làng, phường hay cụm dân cư là cụm từ mà trong những năm trở lại đây được nhiều người nhắc tới.
Hiện nay, có cả mạng lưới liên kết những mô hình như vậy trên khắp cả nước, góp phần làm phát triển văn hoá đọc của mọi người dân. Tuy nhiên, làm cách nào để những thư viện làng có thế duy trì hoạt động và thu hút được người đọc.
23 năm qua, thư viện thôn Bình Vọng vẫn luôn mở cửa đón người đọc. Trong gian phòng sách báo được xếp ngay ngắn và thơm mùi giấy cũ. Thư viện luôn có bóng dáng của những người cao tuổi. Việc quản lý thư viện vẫn chủ yếu được ghi chép thủ công.
Việc thu hút người đọc tham gia mạng lưới cộng tác viên là một cách khiến thư viện Bình Vọng có sức sống lâu bền.

Những thư viện làng giúp phát triển văn hóa đọc
Khác với không gian tĩnh lặng tại Bình Vọng, thư viện Dương Liễu lại mang một dáng vẻ khác. Sôi động hơn vì có nhiều trẻ nhỏ. Đây không chỉ là không gian đọc, mà còn là nơi vui chơi của các bạn nhỏ.
Ai mới tới đều được cấp một thẻ và có mã số riêng biệt. Điều này giúp thư viện quản lý lượng người đọc dễ dàng.
Địa điểm đọc do người trong thôn cho mượn miễn phí. Sách mỗi ngày một đa dạng vì có nhiều người mang tới tặng. Dù là thư viện hoạt động 9 năm, hay 23 năm thì ở hai thư viện đều có điểm chung đó là những người làm công việc này không nhận được bất kì khoản phí nào.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đ
Tin liên quan
- Thư viện Hà Nội - Sân chơi bổ ích cho trẻ dịp hè
- Thư viện sống báo chí Tây Nam Bộ
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động, dịch vụ thư viện cho thanh thiếu nhi khu vực miền Bắc
- Vùng 3 Hải quân ra mắt mô hình “Thư viện cà phê sách”
- “Thư viện Hạnh phúc” - Từ “kho sách” đến giá trị cộng đồng
- Đưa văn hóa đọc gần hơn với lớp trẻ
- Chuyển đổi số để phát triển thư viện trong CAND nhanh và bền vững
- Khai mạc chương trình Mùa hè sôi động qua từng trang sách năm 2025
- Kết nối văn hóa đọc: Giúp học sinh “đọc là chơi, chơi mà học”
- Khi thư viện trở thành “điểm hẹn” văn hóa cho thiếu nhi