Tìm kiếm nâng cao

  • Hội thảo Quản lý và Xây dựng hạ tầng đô thị xanh hướng tới phát triển bền vững (TTCD.1357)

    Tác giả: Bộ Xây dựng; Hợp tác Đức; GIZ
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội thảo Quản lý và Xây dựng hạ tầng đô thị xanh hướng tới phát triển bền vững (TTCD.1357)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng; Hợp tác Đức; GIZ

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Nội dung Hội thảo trình bày:
    - Thực trạng và định hướng phát triển hạ tầng đô thị xanh tại Việt Nam
    - Chính sách hỗ trợ phát triển không gian xanh công cộng đô thị: Kinh  nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho các thành phố tại Việt Nam
    - Khuyến nghị chính sách quản lý phát triển cây xanh đô thị
    - Giải pháp thông minh trong quản lý, phát triển cấp nước Việt Nam
    - Quản lý cây xanh phù hợp với hạ tầng và kiến trúc đô thị
    - Kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển thoát nước bền vững
    - Xu thế phát triển hạ tầng giao thông xanh, bền vững trên thế giới và các khuyến nghị cho các đô thị lớn ở Việt Nam
    - Xu hướng phát triển công nghệ chiếu sáng thông minh và tiết kiệm năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh
    - Chia sẻ kinh nghiệm thực tế "Thúc đẩy đa dạng sinh thái đô thị dựa vào cộng đồng ở khu vực Bờ Vở sông Hồng, Hà Nội
    - Một số quan điểm về cơ sở hạ tầng xanh
    - Mô hình công nghệ tái chế chất thải rắn xây dựng và ứng dụng vật liệu tái chế trong thi công mặt đường thấm nước
    - Kinh nghiệm xây dựng quy định "Quản lý hoạt động thoát nước địa bàn tỉnh Kiên Giang"
    - Kinh nghiệm lập định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2030
    - Thực trạng, giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

    Số trang: 226

  • Thực trạng và phương hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (TTCD.1350)

    Tác giả: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Thực trạng và phương hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (TTCD.1350)

    Tiêu đề phụ: Thuyết minh tóm tắt

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Xây dựng, Quy hoạch kiến trúc, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung:

    Số trang: 30

  • Hội thảo tham vấn nâng cao quản lý và sử dụng hiệu quả năng lượng trong chiếu sáng đô thị Việt Nam (TTCD.1349)

    Tác giả: Bộ Xây dựng; ADB; EAKPE...
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội thảo tham vấn nâng cao quản lý và sử dụng hiệu quả năng lượng trong chiếu sáng đô thị Việt Nam (TTCD.1349)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng; ADB; EAKPE...

    Chuyên nghành: Xây dựng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu Hội thảo: 
    Cho đến nay, Dự án chiếu sáng thông minh và hiệu quả (SELP) đã hoàn thành một cột mốc quan trọng trong việc lập các đề xuất dự án cho từng tỉnh/thành phố riêng lẻm trong đó bối cảnh chính sách cụ thể của thành phố, các công nghệ thông minh và hiệu quả năng lượng đã được xác định với sự tham vấn của nhiều cơ quan nhà nước. Công tác chuẩn bị đầu tư dự án và các tác động tiềm năng của dự án cũng đã được tính toán. Điều quan trọng là các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật phải phù hợp với mục tiêu của thành phố / tỉnh và các mục tiêu của chính phủ Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu của hội thảo nafyy là trình bày:
    - Kết quả kiểm toán năng lượng được thực hiện tại 6 tỉnh/thành với hệ thống chiếu sáng đường phố và các tòa nhà công cộng bao gồm cả phương pháp kiểm toán được áp dụng cho nghiên cứu;
    - Các công nghệ tiết kiệm năng lượng và thông minh tiên tiến, chi phí tương ứng của chúng cũng như tiềm năng tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải liên quan đến các hợp phần chiếu sáng đường phố và tòa nhà công cộng trong khuôn khổ dự án SELP;
    - Các khung pháp lý được nghiên cứu phù hợp với từng tỉnh/thành để đưa ra quyết định với đầy đủ thông tin liên quan đến việc thực hiện dự án;
    - Các phương thức đầu tư cho nâng cao tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng công cộng và tòa nhà công cộng;
    - Phân tích đầu tư sơ bộ và tài chính dự án cho từng địa phương trong 6 tỉnh/thành. 
     

    Số trang: 52

  • Hướng dẫn thiết kế hạ tầng dành cho xe đạp trong đô thị - Báo cáo kỹ thuật thuộc DA xây dựng hướng dẫn thiết kế hạ tầng dành cho xe đạp trong đô thị (TTCD.1348)

    Tác giả:
    Nhà xuất bản:
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hướng dẫn thiết kế hạ tầng dành cho xe đạp trong đô thị - Báo cáo kỹ thuật thuộc DA xây dựng hướng dẫn thiết kế hạ tầng dành cho xe đạp trong đô thị (TTCD.1348)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả:

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Tài liệu cung cấp những kiến thức nền tảng kỹ thuật cơ bản và nâng cao nhằm tạo ra, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cho xe đạp trong các điều kiện đường phố, giao thông và điều khiển khác nhau. Phạm vi của tài liệu hướng dẫn này đề cập tới nhiều khía cạnh, từ những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch mạng lưới đường xe đạp, kỹ thuật thiết kế và tổ chức giao thông an toàn cho xe đạp nói riêng và cho mọi thành phần tham gia giao thông khác nói chung. Những nguyên tắc kỹ thuật và những vsi dụ minh họa được chắt lọc, tổng hợp từ nhiều nghiên cứu có giá trị, những thông lệ, thực hành thành công trong nước và ngoài nước và được áp dụng vào điều kiện Việt Nam.

    Số trang: 103

  • Hội thảo phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam (TTCD.1346)

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng; Tổ chức Healthbridge Canada
    Nhà xuất bản: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội thảo phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam (TTCD.1346)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng; Tổ chức Healthbridge Canada

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung Hội thảo phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam  gồm:
    - Thực trạng phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam
    - Tổng quan về các quy định quản lý liên quan đến phát triển công viên, cây xanh và giao thông đô thị
    - Định hướng quản lý phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam
    - Kết luận

    Số trang: 46

  • Tổng luận: Chiến lược đô thị hóa và phát triển các thành phố thông minh của Trung Quốc (TTCD.1337 + TTCD.1338)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận: Chiến lược đô thị hóa và phát triển các thành phố thông minh của Trung Quốc (TTCD.1337 + TTCD.1338)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Quá trình đô thị hóa của Trung Quốc đã đạt được những kết quả rực rỡ, biến Trung Quốc từ một quốc gia "nông nghiệp" trở thành một quốc gia "đô thị" trong một thời gian ngắn. Cùng với đó, định hướng chiến lược phát triển thành phố thông minh của Trung Quốc được khởi động từ các dự án thí điểm năm 2012, chính thức đưa vào văn kiện Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020) đã nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về các sáng kiến thành phố thông minh. 
    Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu "Đánh giá chiến lược đô thị hóa của Trung Quốc: Thành tựu, Thách thức và Bài học kinh nghiệm" của tác giả Xingliang Guan (2018) - Học viện quốc gia đào tạo Thị trưởng Trung Quốc; "Báo cáo quá trình phát triển các thành phố thông minh ở Trung Quốc" của nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung biên soạn năm 2020, Trung tâm Thông tin giới thiệu những nội dung phù hợp của các tài liệu trên trong cuốn tổng luận chuyên đề: "Chiến lược đô thị hóa và phát triển các thành phố thông minh của Trung Quốc", nhằm cung cấp tài liệu hữu ích cho các nhà quản lý đô thị, các nhà nghiên cứu của Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách cũng như triển khai các công việc liên quan đến quản lý phát triển đô thị. 

    Nội dung Tổng luận gồm:
    - Bài I: Chiến lược đô thị hóa của Trung Quốc - Thành tựu và thách thức
    - Bài II: Phát triển các thành phố thông minh ở Trung Quốc

    Số trang: 68

  • Chính sách quản lý rác thải của một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) (TTCD.1335+1336)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Chính sách quản lý rác thải của một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) (TTCD.1335+1336)

    Tiêu đề phụ: Tổng luận chuyên đề

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung:

    Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống, được sản sinh từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Cùng với mức sống của con người hiện đại và công nghiệp hóa ngày càng phát triển, lượng rác thải ra môi trường ngày một nhiều. Ở các nước phát triển, việc thu gom và phân loại rác để tái sử dụng đã trở thành một việc làm bình thường. Người dân coi rác không phải là phế thải đổ bỏ mà cố gắng tận dụng những thành phần có ích nhằm đem lại lợi ích và làm trong sạch môi trường sống của mình.
    Để làm được điều này, trước hết cần có chính sách nhất quán và những giải pháp đồng bộ. Nghiên cứu của tác giả Y.Nikulichev (Viện Thông tin Khoa học về các khoa học xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) đã đưa ra cái nhìn tổng quan về hệ thống quản lý rác thải của Liên minh Châu Âu (EU) - các cơ sở tiêu chuẩn pháp quy do chỉ thị của EU đề ra, hệ thống phân cấp quản lý rác thải hiện có, sự chuyển động của các quốc gia thành viên EU hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Nghiên cứu cũng phân tích kinh nghiệm quản lý rác thải tại 04 quốc gia EU (Thụy Điển, Đức, Đan Mạch, Hà Lan)
    Thông qua việc nghiên cứu tài liệu nói trên và một số tài liệu khác, Trung tâm Thông tin đã biên dịch, biên soạn thành cuốn Tổng luận "Chính sách quản lý rác thải của một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU)" hi vọng cung cấp cho các nhà quản lý, những người làm công tác chuyên môn một tài liệu tham khảo hữu ích về lĩnh vực quản lý rác thải.
    Nội dung cuốn tổng luận gồm:
    - Phần I: EU hướng tới nền kinh tế tuần hoàn
    - Phần II: Hướng tới xã hội không rác thải - kinh nghiệm của một số quốc gia EU
    - Phần III: So sánh trình độ quản lý rác thải của Nga và một số quốc gia

    Số trang: 54

  • Phát triển hạ tầng xanh- Kinh nghiệm của Vương Quốc Anh (TTCD.1333+1334)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Phát triển hạ tầng xanh- Kinh nghiệm của Vương Quốc Anh (TTCD.1333+1334)

    Tiêu đề phụ: Tổng luận chuyên đề

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung:

    Hạ tầng xanh là mạng lưới các thành tố "xanh" được quy hoạch kết nối, bảo tồn, tăng cường, hoặc thiết lập nhằm giải quyết các tiêu cực của quá trình đô thị hóa. Hạ tầng xanh có nhiều chức năng khác nhau như: quản lý rủi ro ngập lụt, cải thiện chất lượng nước, chất lượng không khí, chất lượng đất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc cho con người...
    Tại Việt Nam, tốc độ đô thị hóa, thách thức của BĐKH đang tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đô thị. Để nâng cao năng lực chống chịu cho các đô thị, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình về phát triển đô thị bền vững ứng phó với BĐKH, trong đó phát triển đô thị xanh, hạ tầng xanh là một trong các giải pháp trọng tâm.
    Thông qua việc nghiên cứu "Báo cáo đánh giá hạ tầng xanh Luân Đôn" do Trung tâm Quy hoạch và Môi trường Bền vững thuộc Đại học West of England công bố năm 2018, Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng xin giới thiệu toàn văn nội dung của Báo cáo trong cuốn Tổng luận chuyên đề "PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XANH - KINH NGHIỆM CỦA VƯƠNG QUỐC ANH" hi vọng cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quy hoạch, quản lý đô thị của Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách cũng như triển khai các công việc liên quan đén quản lý phát triển đô thị.
    Nội dung cuốn Tổng luận chuyên đề gồm :
    - Phần mở đầu
    + Phần I - Chất lượng không khí
    + Phần II - Chất lượng nước
    + Phần III - Đa dạng sinh học
    + Phần IV - Sức khỏe và hạnh phúc của người dân
    + Phần V - Thiết kế và quản lý hạ tầng xanh
    - Phần kết luận

    Số trang: 64

  • Hội thảo về tăng cường hiệu quả hoạt động trong quản lý thất thoát nước và tiết kiệm năng lượng (TTCD.1306)

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật
    Nhà xuất bản: Xây dựng
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội thảo về tăng cường hiệu quả hoạt động trong quản lý thất thoát nước và tiết kiệm năng lượng (TTCD.1306)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu hội thảo: Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đô thị đến năm 2020 đạt 18%; đến năm 2025 đạt 15%. Đầu tư và sử dụng bơm biến tần cho trạm bơm nước thô, nước sạch, và trạm bơm tăng áp. Cải tiến công nghệ xử lý nước nhằm giảm năng lượng tiêu thụ trong dây chuyền công nghệ xử lý...

    Số trang: 74

  • Tổng luận: Con đường đô thị hóa của Trung Quốc (TTCD.1298)

    Tác giả: Trung tâm thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Xây dựng
    Năm xuất bản: 2018
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận: Con đường đô thị hóa của Trung Quốc (TTCD.1298)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung tổng luận gồm 2 phần, 10 chương: 
    - Phần 1: Các thành tựu và thách thức mới nổi
    +Chương 1: Các thành tựu đô thị hóa
    + Chương 2: Tính hiệu quả
    + Chương 3: Tính bao trùm
    + Chương 4: Tính bền vững
    - Phần 2: Các chương trình cải cách
    +Chương 5: Chiến lược cải cách
    + Chương 6: Cải cách về quản lý đất đai
    + Chương 7: Cải cách hộ khẩu, dịch vụ xã hội và thể chế thị trường lao động
    + Chương 8: Cải cách tài chính đô thị
    + Chương 9: Thúc đẩy đô thị hóa xanh
    + Chương 10: Đảm bảo an ninh lương thực

    Số trang: 91

  • Giải pháp đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình thi công nhà cao tầng ở Việt Nam (TTCD.1294)

    Tác giả: Phan Anh, Trương Quang Vinh
    Nhà xuất bản: Xây dựng
    Năm xuất bản: 2018
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Giải pháp đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình thi công nhà cao tầng ở Việt Nam (TTCD.1294)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Phan Anh, Trương Quang Vinh

    Chuyên nghành: Nhà ở, thị trường bất động sản, Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nhà cao tầng là một đối tượng có vai trò quan trọng về giá trị kinh tế, là đối tượng luôn được toàn xã hội quan tâm, chú ý. Công tác đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy là một nội dung quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn lao động đối với công trường xây dựng, đặc biệt là các công trường xây dựng nhà cao tầng, gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng tới hoạt động thi công tại công trường, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, nguyên nhân chính là bởi còn nhiều tồn tại, ,nhiều vi phạm trong công tác đảm bảo an toàn PCCC khi thi công, xây dựng công trình. Bài viết tập trung làm rõ các nguyên nhân, các vi phạm, đánh giá nguy hiểm cháy, nổ, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp, giải pháp an toàn PCCC đối với công trường xây dựng nhà cao tầng.

    Số trang: 9

  • Phát triển đô thị xanh - thông minh và hợp tác công tư (TTCD.1292)

    Tác giả: Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Xây dựng
    Năm xuất bản: 2018
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Phát triển đô thị xanh - thông minh và hợp tác công tư (TTCD.1292)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nhằm thúc đẩy phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam, với 3 quan điểm chính, có thể được xác định và cấu trúc đó là: Thứ nhất, nền tảng phát triển thành phố thông minh là yếu tố quan trọng. Nền tảng này có thể ảnh hưởng đến phát triển chính sách, chuyển giao công nghệ và thực hiện. Thứ hai, các giải pháp thiết thực trên nền tảng công nghệ thông minh. Thứ ba, các công cụ tài chính là cần thiết, đặc biệt khi ngân sách công không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, và hình thức hợp tác công tư đang là một trong những giải pháp được nhấn mạnh trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết các dự án thành phố thông minh ở các nước đang phát triển đều cần tăng cường cơ sở hạ tầng để thực hiện công nghệ thông minh và sự tham gia của người dân. Do đó, huy động nguồn lực kinh tế xã hội cũng như sự tham gia của chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân, các Viện nghiên cứu, người dân là điều kiện căn bản để tối ưu hóa sự hợp tác hướng tới một xã hội tốt hơn và các đô thị thông minh hơn. Như vậy, trong hội thảo này, làm thế nào để có được một nền tảng, hệ giải pháp phát triển thành phố thông minh và xây dựng được quan hệ đối tác công tư sẽ được đặt ra thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế, thảo luận tập trung với các bên có liên quan. trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý nhà nước, các thành phố và khu vực tư nhân có thể đưa ra khuyến nghị và ý tưởng về khung pháp lý cũng như cơ hội hợp tác phát triển các thành phố thông minh tại Việt Nam. Chính vì vậy, được sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Bộ Đất đai, hạ tầng giao thông Hàn Quốc, Đại sứ quán Hàn Quốc... tổ chức Hội thảo: "Phát triển thành phố thông minh và hợp tác công tư" vào ngày 19 tháng 6 năm 2018 tại Hà Nội nhằm thực hiện những mục tiêu trên.

    Số trang: 201

  • Kỷ yếu hội thảo phát triển đô thị xanh - thông minh và hợp tác công tư (TTCD.1292)

    Tác giả:
    Nhà xuất bản: Xây dựng
    Năm xuất bản: 2018
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Kỷ yếu hội thảo phát triển đô thị xanh - thông minh và hợp tác công tư (TTCD.1292)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả:

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nhằm thúc đẩy phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam, với ba quan điểm chính, có thể được xác định và cấu trúc đó là: Thứ nhất, nền tảng phát triển thành phố thông minh là yếu tố quan trọng. Nền tảng này có thể ảnh hưởng đến việc phát triển chính sách, chuyển giao công nghệ và thực hiện. Thứ hai, các giải pháp thiết thực trên nền tảng công nghệ thông minh. Thứ ba, các công cụ tài chính là cần thiết, đặc biệt khi ngân sách công không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, và hifnhthwcs hợp tác công - tư đang là một trong những giải pháp được nhấn mạnh trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết các dự án thành phố thông minh ở các nước đang phát triển đều cần tăng cường cơ sở hạ tầng để thực hiện công nghệ thông minh và sự tham gia của người dân. Do đó, huy động nguồn lực kinh tế xã hội cung như sự tham gia của Chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân, các Viện nghiên cứu, người dân, là điều kiện căn bản để tối ưu hóa sự hợp tác hướng tới một xã hội tốt hơn và các đô thị thông minh hơn. Như vậy, trong Hội thảo này, làm thế nào để có được một nền tảng, hệ giải pháp phát triển thành phố thông minh và xây dựng được quan hệ đối tác công - tư sẽ được đặt ra thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế, thảo luận tập trung với các bên có liên quan. Trên cơ sở đó, Các cơ quan quản lý nhà nước, các thành phố và khu vực tư nhân có thể đưa ra khuyến nghị và ý tưởng về khung pháp lý cũng như cơ hội hợp tác phát triển các thành phố thông minh tại Việt Nam...

    Số trang: 201

  • Cơ chế chính sách phát triển nhà ở đô thị (TTCD.1279)

    Tác giả: Nguyễn Minh Đức - Viện nhà ở và công trình công cộng
    Nhà xuất bản: Xây dựng
    Năm xuất bản: 2018
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Cơ chế chính sách phát triển nhà ở đô thị (TTCD.1279)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Minh Đức - Viện nhà ở và công trình công cộng

    Chuyên nghành: Nhà ở, thị trường bất động sản, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Nội dung
    -Thực trạng phát triển nhà ở đô thị tại Việt Nam
    - Các cơ chế chinhsacsh phát triển nhà ở hiệnnay
    - Đề xuất điều chỉnh một số cơ chế chính sách phát triển nhà ở

    Số trang: 11

  • Xu hướng phát triển kiến trúc nhà ở nông thôn vùng đồng bằng sông hồng gắn với hoạt động sản xuất kinh tế nông nghiệp (TTCD.1279)

    Tác giả: Nguyễn Đình Thi - Trường Đại học Xây dựng
    Nhà xuất bản: Xây dựng
    Năm xuất bản: 2018
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Xu hướng phát triển kiến trúc nhà ở nông thôn vùng đồng bằng sông hồng gắn với hoạt động sản xuất kinh tế nông nghiệp (TTCD.1279)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Nguyễn Đình Thi - Trường Đại học Xây dựng

    Chuyên nghành: Nhà ở, thị trường bất động sản, Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Quá trình sản xuất kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ dẫn đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Từ đó xu hướng phát triển các loại hình KTNONT cũng phải thay đổi thicshuwnsg phù hợp với hoạt động kinh tế sản xuất nông nghiệp. Xu hướng phasttrieern trong thời gian tới, KTNONT gắn với sản xuất kinh tế nông nghiệp hộ gia đình cá thể định hướng có 4 loại hình NƠ; gắn với sản xuất kinh tế nông nghiepejhowpj tác xã sẽ có 2 loại, NƠ gắn với kinh tế nông nghiệp tập trung sẽ có 2 loại. Về hình thức KTNONT, địnhhướng thống nhất về tổ chức khoonggian và hình thức cần phải kế thừa phát huy các giá trị văn hóa kiến trúc vùng ĐBSH, VLXD nên sử dụng vật liệu tự  nhiên của địa phương như sét, gạch không nung, đá, đất đá ong, tre... chú trọng đến hình thức mái nhà nên là mái dốc lớp ngói, tránh sử dụng các loại vật liệu ảnh hưởng đến môi trường của nông thôn như thép, kính, nhựa tôn...

    Số trang: 14