Tìm kiếm nâng cao

  • Tổng luận chuyên đề: Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu - Kinh nghiệm quốc tế (TTCD.1373 + TTCD.1374)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2023
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận chuyên đề: Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu - Kinh nghiệm quốc tế (TTCD.1373 + TTCD.1374)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Xây dựng, Quy hoạch kiến trúc, Hạ Tầng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược và là thách thức lớn nhất đối với quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết mang tính cực đoan đã gia tăng cả về cường độ, tần suất và loại hình, trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng tăng kết hợp với sự phát triển cơ sở hạ tầng theo phương pháp truyền thống đã khiến cho các đô thị dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hâu.
    Nhận thức được những thách thức, nguy cơ rủi ro tiềm ẩn do biến đổi khí hậu với các đô thị, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai nhiều giải pháp ứng phó, trong đó có giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu. 
    Thông qua việc sự tầm và tài liệu nghiên cứu tổng quan về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với BĐKH của các quốc gia phát triển thuộc nhóm G20 và OECD, Trung tâm Thông tin đã dịch và biên soạn thành cuốn Tổng luận chuyên đề "Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu - Kinh nghiệm quốc tế" để làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nghiên cứu phát triển đô thị trong và người Bộ Xây dựng.
    Nội dung cuốn Tổng luận gồm:
    - Khái niệm về cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu
    - Quy hoạch và thiết kế cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu
    - Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu
    - Thu hút vốn đầu tư vào hạ tầng thích ứng với khí hậu
    - Các ví dụ điển hình về dự án cơ sở hạ tầng thích ứng khí hậu ở một số quốc gia

    Số trang: 61

  • Tổng luận: Luật Cấp nước và lắp đặt hệ thống cấp nước của Hàn Quốc (TTCD.1361 + TTCD.1362)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận: Luật Cấp nước và lắp đặt hệ thống cấp nước của Hàn Quốc (TTCD.1361 + TTCD.1362)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung:

    Nước sạch là một loại hàng hóa đặc biệt, có tác động trực tiếp đến sức khỏe và mọi hoạt động thiết yếu khác của cuộc sống con người và phát triển KT-XH. Tùy theo điều kiện của mỗi nước, đa số Chính phủ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức quản lý, sở hữu tài sản hệ thống cấp nước như Nhật, Hàn Quốc... một số nước giao cho khối tư nhân thực hiện như Anh, Estonia... và quy định các chính sách để kiểm soát hoạt động cấp nước của doanh nghiệp tư nhân. Nhìn chung, chính phủ các nước quan tâm đến việc cung cấp nước cho sinh hoạt và phát triển KT-XH; bảo đảm quyền được sử dụng nước sạch hay quyền được tiếp cận nước sạch của người dân.
    Tại Việt Nam, hiện nay văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động cấp nước là Nghị định đang chịu chi phối các tác động lĩnh vực khác có hiệu lực pháp lý cao hơn là Luật. Các Luật hiện hành liên quan đến quản lý, đầu tư phát triển cấp nước như: Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật An toàn thực phẩm... nhưng chưa có các nội dung quy định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch bao gồm: mô hình tổ chức quản lý cấp nước; trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước; quản lý dịch vụ cấp nước; điều tiết các mối quan hệ trong hoạt động cấp nước; kiểm soát tài sản hệ thống cấp nước và bảo đảm an ninh, an toàn cấp nước. Vì vậy, việc sớm ban hành Luật cấp nước là hết sức cần thiết làm công cụ pháp lý quản lý thống nhất, có hiệu lực cao, đồng bộ điều chỉnh toàn diện các hoạt động liên quan đến sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
    Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao, hiện Bộ Xây dựng đang tích cực nghiên cứu, biên soạn dự thảo Luật Cấp nước. Để cung cấp thông tin tham khảo cho việc xây dựng Luật Cấp nước, Trung tâm Thông tin đã sưu tầm, biên dịch và biên soạn cuốn Tổng luận: "LUẬT CẤP NƯỚC VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CỦA HÀN QUỐC" nhằm cung cấp thêm cho Bộ Xây dựng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc xây dựng thể chế trong lĩnh vực cấp nước.
    Nội dung Tổng luận gồm 9 chương:
    - Chương I: Những quy định chung
    - Chương II: Hoạt động kinh doanh nước sinh hoạt
    - Chương III: Hoạt động kinh doanh nước công nghiệp
    - Chương IV: Các công trình cấp nước độc quyền
    - Chương V: Hiệp hội cấp nước và xử lý nước thải Hàn Quốc
    - Chương VI: Thu hồi và sử dụng đất
    - Chương VII: Công tác giám sát
    - Chương VIII: Các quy định bổ sung
    - Chương IX: Các chế tài xử phạt

    Số trang: 76

  • Tổng luận: Các giải pháp quản lý nước mưa bền vững - Kinh nghiệm của Canada (TTCD.1359 + TTCD.1360)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm thông tin - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận: Các giải pháp quản lý nước mưa bền vững - Kinh nghiệm của Canada (TTCD.1359 + TTCD.1360)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung:

    Quản lý nước mưa là một thách thức đặc biệt đối với nhiều chính quyền đô thị. Cơ sở hạ tầng xám truyền thống với chi phí xây dựng và bảo trì tốn kém, thiếu nguồn vốn đầu tư chuyên dụng và bền vững, đô thị hóa góp phần làm tăng lượng nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước và gia tăng ngập lụt đô thị, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây quá tải hệ thống hạ tầng...là những vấn đề mà hầu hết các thành phố trên thế giới đều phải đối mặt.
    Theo báo cáo "Các giải pháp mới để quản lý nước mưa bền vững ở Canada" của Công ty Tư vấn Thịnh vượng và Bền vững (SP) công bố năm 2016, hai thách thức chính trong quản lý nước mưa đô thị là tài chính, nhập lụt và ô nhiễm. Để giải quyết các thách thức này, thu phí thoát nước mưa và phát triển cơ sở hạ tầng xanh, đang được triển khai tại Mỹ và một số địa phương ở Canada, có thể là các giải pháp khả thi và hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
    Thông qua việc nghiên cứu tài liệu Báo cáo "Các giải pháp mới để quản lý nước mưa bền vững ở Canada" nói trên, Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng đã biên dịch thành cuốn tổng luận "Các giải pháp quản lý nước mưa bền vững - Kinh nghiệm của Canada" để phục vụ cán bộ nghiên cứu, quản lý trong và ngoài ngành xây dựng và các độc giả quan tâm.
    Nội dung Tổng luận gồm 3 phần:
    - Phần I: Thiết lập dịch vụ quản lý nước mưa bền vững
    - Phần II: Bộ công cụ quản lý thoát nước bền vững dành cho các chính quyền địa phương
    - Phần III: Các nghiên cứu điển hình: Kinh nghiệm quản lý nước mưa của một số thành phố ở Mỹ và Canada.

    Số trang: 62

  • Hội thảo Quản lý và Xây dựng hạ tầng đô thị xanh hướng tới phát triển bền vững (TTCD.1357)

    Tác giả: Bộ Xây dựng; Hợp tác Đức; GIZ
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội thảo Quản lý và Xây dựng hạ tầng đô thị xanh hướng tới phát triển bền vững (TTCD.1357)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng; Hợp tác Đức; GIZ

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Nội dung Hội thảo trình bày:
    - Thực trạng và định hướng phát triển hạ tầng đô thị xanh tại Việt Nam
    - Chính sách hỗ trợ phát triển không gian xanh công cộng đô thị: Kinh  nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho các thành phố tại Việt Nam
    - Khuyến nghị chính sách quản lý phát triển cây xanh đô thị
    - Giải pháp thông minh trong quản lý, phát triển cấp nước Việt Nam
    - Quản lý cây xanh phù hợp với hạ tầng và kiến trúc đô thị
    - Kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển thoát nước bền vững
    - Xu thế phát triển hạ tầng giao thông xanh, bền vững trên thế giới và các khuyến nghị cho các đô thị lớn ở Việt Nam
    - Xu hướng phát triển công nghệ chiếu sáng thông minh và tiết kiệm năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh
    - Chia sẻ kinh nghiệm thực tế "Thúc đẩy đa dạng sinh thái đô thị dựa vào cộng đồng ở khu vực Bờ Vở sông Hồng, Hà Nội
    - Một số quan điểm về cơ sở hạ tầng xanh
    - Mô hình công nghệ tái chế chất thải rắn xây dựng và ứng dụng vật liệu tái chế trong thi công mặt đường thấm nước
    - Kinh nghiệm xây dựng quy định "Quản lý hoạt động thoát nước địa bàn tỉnh Kiên Giang"
    - Kinh nghiệm lập định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2030
    - Thực trạng, giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

    Số trang: 226

  • Kỷ yếu Hội nghị khoa học Chiếu sáng toàn quốc năm 2022: Chiếu sáng vì sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường hướng tới phát thải ròng bằng 0 ở Việt Nam (TTCD.1352)

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng; Hội Chiếu sáng Việt Nam; ADB
    Nhà xuất bản: Cục Hạ tầng Kỹ thuật - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Kỷ yếu Hội nghị khoa học Chiếu sáng toàn quốc năm 2022: Chiếu sáng vì sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường hướng tới phát thải ròng bằng 0 ở Việt Nam (TTCD.1352)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng; Hội Chiếu sáng Việt Nam; ADB

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Cùng với tiến trình đô thị hóa, công tác phát triển đô thị được thúc đẩy nhanh hơn. Nhiều thành phố hiện đại hơn kéo theo các loại ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Vấn đề ô nhiễm ánh sáng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nước. Sử dụng ánh sáng trang trí quá mức, lạm dụng ánh sáng thiếu kiểm soát tại các tòa nhà cao tầng, các trung tâm thương mại dịch vụ, các tấm biển quảng cáo, tại các khu vực công cộng hoặc ngay trên đường phố...khiến cho bầu trời ban đêm quá sáng, mang lại cảm giác khó chịu và chói mắt, nhiễu loạn thị giác làm cho khả năng phân biệt các thông tin quan trọng bị giảm sút dẫn đến tai nạn, mất an ninh, an toàn, lãng phí điện năng, nguy cơ cháy  nổ...
    Thời gian qua, ADB phối hợp với Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng tổ chức triển khai thực hiện dự án "Chiếu sáng thông minh và hiệu quả (SELP) bước đầu kết quả của dự án đã được đánh giá cao tại Bộ Xây dựng và các địa phương tham gia dự án. Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đang tiến hành rà soát các quy định pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động chiếu sáng trong thời gian tới. Hy vọng dự án thành công và những quy định quản lý được đổi mới sẽ thúc đẩy ngành Chiếu sáng Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
    Tài liệu kỷ yếu này trình bày các bài tham luận của đại diện từ Bộ Công nghiệp và thương mại Nhật Bản; ADB; Bộ Xây dựng; Các Hội nghề nghiệp cùng các nhà khoa học, tư vấn và các doanh nghiệp hội viên Hội Chiếu sáng Việt Nam, các doanh  nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường... Thông qua trao đổi thảo luận chia sẻ các bài học và kinh nghiệm giúp chúng ta hiểu rõ hơn thực trạng và đề xuất các giải pháp có tính khả thi liên quan đến chủ đề của Hội nghị mà phạm vi rộng lớn hơn đối với toàn ngành Chiếu sáng đô thị Việt Nam cùng nhau phấn đấu tốt hơn cam kết của của Thủ tướng Chính phủ. 

    Số trang: 211

  • Hướng dẫn thiết kế hạ tầng dành cho xe đạp trong đô thị - Báo cáo kỹ thuật thuộc DA xây dựng hướng dẫn thiết kế hạ tầng dành cho xe đạp trong đô thị (TTCD.1348)

    Tác giả:
    Nhà xuất bản:
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hướng dẫn thiết kế hạ tầng dành cho xe đạp trong đô thị - Báo cáo kỹ thuật thuộc DA xây dựng hướng dẫn thiết kế hạ tầng dành cho xe đạp trong đô thị (TTCD.1348)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả:

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Tài liệu cung cấp những kiến thức nền tảng kỹ thuật cơ bản và nâng cao nhằm tạo ra, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cho xe đạp trong các điều kiện đường phố, giao thông và điều khiển khác nhau. Phạm vi của tài liệu hướng dẫn này đề cập tới nhiều khía cạnh, từ những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch mạng lưới đường xe đạp, kỹ thuật thiết kế và tổ chức giao thông an toàn cho xe đạp nói riêng và cho mọi thành phần tham gia giao thông khác nói chung. Những nguyên tắc kỹ thuật và những vsi dụ minh họa được chắt lọc, tổng hợp từ nhiều nghiên cứu có giá trị, những thông lệ, thực hành thành công trong nước và ngoài nước và được áp dụng vào điều kiện Việt Nam.

    Số trang: 103

  • Hội thảo phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam (TTCD.1346)

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng; Tổ chức Healthbridge Canada
    Nhà xuất bản: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội thảo phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam (TTCD.1346)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng; Tổ chức Healthbridge Canada

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Nội dung Hội thảo phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam  gồm:
    - Thực trạng phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam
    - Tổng quan về các quy định quản lý liên quan đến phát triển công viên, cây xanh và giao thông đô thị
    - Định hướng quản lý phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam
    - Kết luận

    Số trang: 46

  • Phát triển hạ tầng xanh- Kinh nghiệm của Vương Quốc Anh (TTCD.1333+1334)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Phát triển hạ tầng xanh- Kinh nghiệm của Vương Quốc Anh (TTCD.1333+1334)

    Tiêu đề phụ: Tổng luận chuyên đề

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung:

    Hạ tầng xanh là mạng lưới các thành tố "xanh" được quy hoạch kết nối, bảo tồn, tăng cường, hoặc thiết lập nhằm giải quyết các tiêu cực của quá trình đô thị hóa. Hạ tầng xanh có nhiều chức năng khác nhau như: quản lý rủi ro ngập lụt, cải thiện chất lượng nước, chất lượng không khí, chất lượng đất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc cho con người...
    Tại Việt Nam, tốc độ đô thị hóa, thách thức của BĐKH đang tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đô thị. Để nâng cao năng lực chống chịu cho các đô thị, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình về phát triển đô thị bền vững ứng phó với BĐKH, trong đó phát triển đô thị xanh, hạ tầng xanh là một trong các giải pháp trọng tâm.
    Thông qua việc nghiên cứu "Báo cáo đánh giá hạ tầng xanh Luân Đôn" do Trung tâm Quy hoạch và Môi trường Bền vững thuộc Đại học West of England công bố năm 2018, Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng xin giới thiệu toàn văn nội dung của Báo cáo trong cuốn Tổng luận chuyên đề "PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XANH - KINH NGHIỆM CỦA VƯƠNG QUỐC ANH" hi vọng cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quy hoạch, quản lý đô thị của Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách cũng như triển khai các công việc liên quan đén quản lý phát triển đô thị.
    Nội dung cuốn Tổng luận chuyên đề gồm :
    - Phần mở đầu
    + Phần I - Chất lượng không khí
    + Phần II - Chất lượng nước
    + Phần III - Đa dạng sinh học
    + Phần IV - Sức khỏe và hạnh phúc của người dân
    + Phần V - Thiết kế và quản lý hạ tầng xanh
    - Phần kết luận

    Số trang: 64

  • Những thách thức hướng tới Quản lý thoát nước, xử lý nước thải bền vững (TTCD.1324)

    Tác giả: Bộ Xây dựng. MLIT
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu:

    Tiêu đề chính: Những thách thức hướng tới Quản lý thoát nước, xử lý nước thải bền vững (TTCD.1324)

    Tiêu đề phụ: Cuộc họp lần thứ 13 về Hợp tác Kỹ thuật trong lĩnh vực Thoát nước và xử lý nước thải giữa Bộ Xây dựng Việt Nam, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng. MLIT

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Ngày 13/12/2010, Thứ truongr Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Ikeguchi Shuji và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang đã ký "Biên bản ghi nhớ Hợp tác Kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải" giữa Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản và Bộ Xây dựng Việt Nam. Tiếp đó, ngày 15/2/2013, Biên bản ghi nhớ được ký gia hạn bởi Thứ trưởng Bộ Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Takagi Tsuyoshi và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang. Vào tháng 1/2015, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Ota Akihiro và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã ký kết "Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị" giữa hai Bộ. Sau đó, vào ngày 6/3/2017, Biên bản ghi inhows về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải đã được ký gia hạn mới bởi Thứ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Suematsu Shinsuke và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh. Mục đích của Biên bản ghi nhớ là tăng cường hợp tác giữa hai Bộ trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải, Biên bản được gia hạn vào năm 2017 bao gồm 5 lĩnh vực hoạt động ưu tiên: 
    - Hỗ trợ xây dựng và thực thi hệ thống văn bản pháp lý
    - Ứng phó với những thách thức trong công tác quy hoạch và triển khai hệ thống thoát nước, xử lý nước thải
    - Phát triển nguồn nhân lực
    - Hợp tác giữa các thành phố/giữa các doanh nghiệp
    - Trung tâm thoát nước Việt Nam (VSSC)
    Bản báo cáo cung cấp thông tin liên quan đến hợp tác kỹ thuật giữa Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lcijh Nhật Bản (MLIT) và Bộ Xây dựng Việt Nam, đồng thời phát triển chieesnluowcj chung cho các hoạt động trong tương lai trong khuôn khổ các điều kiện và tinh thần của Biên bản ghi nhớ nhằm xem xét và đánh giá về việc thực hiện các hoạt động hợp tác trong phạm vi khuôn khổ thể hiện trong Biên bản ghi nhớ và các hoạt động hợp tác liên quan

    Số trang: 159

  • Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TTCD.1323)

    Tác giả: UBND TP.HCM
    Nhà xuất bản: UBND TP.HCM
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: TP.HCM
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TTCD.1323)

    Tiêu đề phụ: Thuyết minh

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: UBND TP.HCM

    Chuyên nghành: Quy hoạch kiến trúc, Hạ Tầng, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu đồ án:
    - Điều chỉnh cục bộ hệ thống cống bao và nhà máy xử lý nước thải 3 lưu vực là lưu vực Tây Sài Gòn, Tân Hóa Lò Gốm và Bình Tân về nhà máy xử lý nước thải phía Tây TP.HCM đặt tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa hiện hữu, phù hợp với thực tế phát triển, quy mô dân số và lưu lượng nước thải;
    - Điều chỉnh kích thước và hướng tuyến cống bao để đảm bảo chuyển tải nước thải về nhà máy xử lý theo tiến độ quy hoạch đề ra
    - Phân kỳ đầu tư cho các giai đoạn phát triển hệ thống thoát nước theo lưu lượng nước thải đảm bảo hiệu quả đầu tư
    Nội dung đồ án gồm 6 chương:
    - Chương 1: Mở đầu
    - Chương 2: Hiện trạng hệ thống thoát nước
    - Chương 3: Tóm tắt các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt
    - Chương 4: Nội dung đồ án ddiefu chỉnh cục bộ quy hoạch 
    - Chương 5: Lộ trình, tiến độ thực hiện theo điều chỉnh quy hoạch cục bộ sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định
    - Chương 6: Kết luận và kiến nghị
     

    Số trang: 179

  • Hội thảo quốc tế Tham vấn về Quản lý và xử lý phân bùn từ nhà tiêu ở Việt Nam (TTCD.1305)

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật
    Nhà xuất bản: Xây dựng
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội thảo quốc tế Tham vấn về Quản lý và xử lý phân bùn từ nhà tiêu ở Việt Nam (TTCD.1305)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật

    Chuyên nghành: Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung hội thảo gồm: 
    - Quản lý phân bùn thải - Bài học kinh nghiệm từ các đối tác ở Châu Á. 
    - Tổng quan quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước.
    - Quản lý phân bùn ở Việt Nam.
    - Hiện trạng và khung chính sách quản lý phân bùn ở Nhật Bản.
    - Các giải pháp hệ thống được thiết kế riêng: Quản lý phân bùn - Giải pháp trong tiếp cận vệ sinh tích hợp cho phát triển đô thị.
    - Thực trạng và quy hoạch FSM tại thành phố Bến Tre.
    - Những phát hiện chính từ thí điểm FSM tại TP. Bến Tre.
    - Trung tâm đào tạo và giới thiệu phân cấp quản lý nowcs thải - Đề xuất dự án.

    Số trang: 77

  • Hội thảo về tăng cường hiệu quả hoạt động trong quản lý thất thoát nước và tiết kiệm năng lượng (TTCD.1306)

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật
    Nhà xuất bản: Xây dựng
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội thảo về tăng cường hiệu quả hoạt động trong quản lý thất thoát nước và tiết kiệm năng lượng (TTCD.1306)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu hội thảo: Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đô thị đến năm 2020 đạt 18%; đến năm 2025 đạt 15%. Đầu tư và sử dụng bơm biến tần cho trạm bơm nước thô, nước sạch, và trạm bơm tăng áp. Cải tiến công nghệ xử lý nước nhằm giảm năng lượng tiêu thụ trong dây chuyền công nghệ xử lý...

    Số trang: 74

  • Xu hướng phát triển công nghệ xử lý CTR sinh hoạt và một số vấn đề trong xử lý, tái chế ở Việt Nam (TTCD.1291)

    Tác giả:
    Nhà xuất bản: Xây dựng
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Xu hướng phát triển công nghệ xử lý CTR sinh hoạt và một số vấn đề trong xử lý, tái chế ở Việt Nam (TTCD.1291)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả:

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam đã nâng vị thế của công nghệ xử lý chất thải rắn lên tầm cao mới với những đòi hỏi, thách thức mới đối với cơ quan quản lý, nhà khoa học và nhà đầu tư về sàng lọc, tiếp thu, phát triển công  nghệ và sử dụng trong các dự án xử lý chất thải rắn, trước hết là chất thải rắn sinh hoạt - vấn đề "nóng" trong xã hội Việt Nam hiện nay. Báo cáo này đề cập đến xu hướng phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thay thế chôn lấp, đốt lô thiên: sàng lọc "thô" các công nghệ và ứng dụng; đề xuất một số vấn đề cụ thể cần giải quyết để hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu và phát  triển công nghệ và đầu tư các nhà máy đốt rác phát điện ở Việt Nam.

    Số trang: 26

  • Phát triển Năng lượng từ rác thải sinh hoạt tại Việt Nam (TTCD.1291)

    Tác giả: Phạm Trọng Thực - Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương)
    Nhà xuất bản: Xây dựng
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Phát triển Năng lượng từ rác thải sinh hoạt tại Việt Nam (TTCD.1291)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Phạm Trọng Thực - Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương)

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Việt Nam có nhiều công nghệ xử lý chất thải rắn được giới thiệu để áp dụng như: tận dụng khí từ bãi chôn lấp để phát điện, đốt bỏ thông thường trực tiếp, đốt tầng sôi... Nhưng cho đến nay hầu hết tại các địa phương, kể cả hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh vẫn xử lý rác thải sinh hoạt bằng hình thức phổ biến là chôn lấp. Do các địa phương và chủ đầu tư chưa lựa chọn được công nghệ nào phù hợp với rác thải sinh hoạt tại Việt Nam nên không xử lý triệt để và để phát sinh ô nhiễm thứ cấp ra môi trường. Do vậy cần phải tìm công nghệ để khắc phục những nhược điểm của các rác thải Việt Nam là nghèo, độ ẩm cao, không được phân loại...là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các cơ quan quản lý và chính quyền các cấp. Để giải bài toán về rác thải sinh hoạt Chính phủ cần có chế tài mạnh hơn như đóng cửa các bãi rác gây ô nhiễm, cấm các địa phương dùng công nghệ chôn lấp vào năm 2025...
    Nội dung đề tài:
    -Cơ cấu hệ thống nguồn điện Việt Nam
    -Tiềm năng, hiện trạng phát triển NLTT
    -Tổng quan các chính sách về NLTT
    -Mục tiêu phát triển NLTT
    -Tiềm năng rác thải sinh hoạt
    -Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt thành năng lượng
    -Rào cản
    -Kết luận và kiến nghị

    Số trang: 10

  • PPP – đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam nhìn từ góc độ pháp lý (TTCD.1291)

    Tác giả: Phan Minh Tuấn
    Nhà xuất bản: Xây dựng
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: PPP – đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam nhìn từ góc độ pháp lý (TTCD.1291)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Phan Minh Tuấn

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung đề tài:
    - Khái niệm PPP
    - Phát triển Khung pháp lý về PPP tại Việt Nam
    - Khung pháp lý về PPP trong Quản lý chất thải rắn
    - Mootjvis dụ về PPP đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn

    Số trang: 11