Tìm kiếm nâng cao

  • Hướng dẫn thiết kế đường dành cho xe đạp trong đô thị (TTCD.1380)

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2023
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hướng dẫn thiết kế đường dành cho xe đạp trong đô thị (TTCD.1380)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung cuốn sách cung cấp nền tảng kiến thức kỹ thuật cơ bản và nâng cao phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế và xây dựng, cũng như lập các chính sách phát triển giao thông xe đạp tại các đô thị Việt Nam. Hướng dẫn được lập với mục tiêu hỗ trợ các nhà thiết kế, hoạch định chính sách giao thông đô thị và các bên liên quan đưa ra những quyết định cho công tác phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cho xe đạp phù hợp với điều kiện Việt Nam và hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế.

    Số trang: 119

  • Tổng luận chuyên đề: Trung Quốc: Nghiên cứu cải tạo các khu đô thị cũ dựa trên ý tưởng thành phố bọt biển (TTCD.1375 + TTCD.1376)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2023
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận chuyên đề: Trung Quốc: Nghiên cứu cải tạo các khu đô thị cũ dựa trên ý tưởng thành phố bọt biển (TTCD.1375 + TTCD.1376)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Trung Quốc đã trải qua một quá trình đô thị hóa nhanh chóng, diện mạo các đô thị ngày càng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những khu đô thị mới khang trang đang phát triển đồng bộ trong những năm gần đây, còn có rất nhiều các khu đô thị, khu chung cư cũ được xây dựng trong những giai đoạn trước đang bị xuống cấp, môi trường, không gian, cơ sở hạ tầng và các tiện ích công cộng không đáp ứng được nhu cầu của đời sống hiện đại và cần được cải tạo, xây dựng lại. Đây chính là một trong những điểm hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị.
    Khái niệm "đô thị bọt biển" là một khái niệm thiết kế môi trường sinh thái đô thị thế hệ mới, so sánh hệ sinh thái đô thị với một miếng bọt biển, hấp thụ và lưu trữ nước khi trời mưa, sau đó tái sử dụng cho các nhu cầu của con người.
    Nội dung tổng luận cung cấp thông tin về khái niệm đô thị bọt biển, ứng dụng mô hình đô thị bọt biển trong các dự án thiết kế, cải tạo, xây dựng lại các khu đô thị cũ, khu chung cư cũ, trong đó giới thiệu chi tiết một dự án thí điểm cải tạo chung cư cũ ở tỉnh Hồ Nam làm ví dụ minh họa.
    Với việc áp dụng mô hình đô thị bọt biển trong các giải pháp thiết kế, xây dựng cụ thể, hiện trạng môi trường, cảnh quan của các khu đô thị cũ sẽ được thay đổi, cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt của người dân, đồng thời giúp nâng cao năng lực thích ứng khí hậu, phát triển các đô thị xanh, bền vững.
    Nội dung Tổng luận gồm 5 phần:
    - Phần 1: Một số vấn đề liên quan đến thành phố bọt biển và thiết kế cảnh quan trong các khu đô thị cũ
    - Phần 2: Tổng quan lý luận về thiết kế cải tạo cảnh quan trong các khu dân cư, khu đô thị cũ
    - Phần 3: Phân tích một số trường hợp thiết kế tái tạo cảnh quan các khu dân cư, khu đô thị cũ
    - Phần 4: Nguyên tắc và chiến lược thiết kế tái tạo cảnh quan các khu dân cư, khu đô thị cũ
    - Phần 5: Phân tích dự án cải tạo Khu chung cư cũ của Viện Nghiên cứu Bệnh sán máng tỉnh Hồ Nam

    Số trang: 59

  • Tổng luận chuyên đề: Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu - Kinh nghiệm quốc tế (TTCD.1373 + TTCD.1374)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2023
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận chuyên đề: Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu - Kinh nghiệm quốc tế (TTCD.1373 + TTCD.1374)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng, Quy hoạch kiến trúc, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược và là thách thức lớn nhất đối với quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết mang tính cực đoan đã gia tăng cả về cường độ, tần suất và loại hình, trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng tăng kết hợp với sự phát triển cơ sở hạ tầng theo phương pháp truyền thống đã khiến cho các đô thị dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hâu.
    Nhận thức được những thách thức, nguy cơ rủi ro tiềm ẩn do biến đổi khí hậu với các đô thị, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai nhiều giải pháp ứng phó, trong đó có giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu. 
    Thông qua việc sự tầm và tài liệu nghiên cứu tổng quan về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với BĐKH của các quốc gia phát triển thuộc nhóm G20 và OECD, Trung tâm Thông tin đã dịch và biên soạn thành cuốn Tổng luận chuyên đề "Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu - Kinh nghiệm quốc tế" để làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nghiên cứu phát triển đô thị trong và người Bộ Xây dựng.
    Nội dung cuốn Tổng luận gồm:
    - Khái niệm về cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu
    - Quy hoạch và thiết kế cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu
    - Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu
    - Thu hút vốn đầu tư vào hạ tầng thích ứng với khí hậu
    - Các ví dụ điển hình về dự án cơ sở hạ tầng thích ứng khí hậu ở một số quốc gia

    Số trang: 61

  • Tổng luận: Xây dựng thành phố thích ứng với dịch bệnh hướng tới tương lai bền vững hơn (TTCD.1363 + TTCD.1364)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận: Xây dựng thành phố thích ứng với dịch bệnh hướng tới tương lai bền vững hơn (TTCD.1363 + TTCD.1364)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Đại dịch Covid -19 lan rộng khắp nơi trên thế giới  gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về sức khỏe con người và nền kinh tế của hầu hết các quốc gia. Những thành phố trung tâm, nơi được coi là có năng lực cao về y tế cũng như tiềm năng kinh tế để ứng phó với dịch bệnh lại là những nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, do sự quá tải dẫn đến tê liệt của hệ thống y tế và khả năng dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân. 
    Lý giải nguyên nhân cho vấn đè trên tai các thành phố lớn, tháng 5/2021, Chương trình Định cư con người Liên hợp quốc (UN-habitat) đã công bố bản báo cáo "Xây dựng thành phố thích ứng với dịch bệnh: hướng tới tương lai công bằng, xanh hơn và lành mạnh hơn", trong đó phân tích những khiếm khuyết của các đô thị trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19 và đề cập đến một số định hướng ưu tiên cho việc phục hồi và đảm bảo tương lai của các thành phố như: tư duy lại về hình thái và chức năng của các thành phố; giải quyết tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng; xây dựng lại nền kinh tế đô thị bình thường mới...
    Thông qua việc sưu tầm, nghiên cứi báo cáo của UN-habitat, Trung tâm Thông tin lược dịch một số nội dung phù hợp với báo cáo để xuất bản cuốn Tổng luận chuyên đề: "Xây dựng các thành phố thích ứng với dịch bệnh, hướng tới tương lai bền vững" để làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý xây dựng và đô thị cũng như các độc giả trong ngành Xây dựng quan tâm. 
    Nội dung Tổng luận gồm 3 chương:
    - Chương 1: Tư duy lại về hình thái và chức năng của các thành phố
    - Chương 2: Giải quyết vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng ở các thành phố để ứng phó với dịch bệnh
    - Chương 3: Xây dựng lại nền kinh tế đô thị "bình thường mới"

    Số trang: 82

  • Tổng luận: Luật Cấp nước và lắp đặt hệ thống cấp nước của Hàn Quốc (TTCD.1361 + TTCD.1362)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận: Luật Cấp nước và lắp đặt hệ thống cấp nước của Hàn Quốc (TTCD.1361 + TTCD.1362)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung:

    Nước sạch là một loại hàng hóa đặc biệt, có tác động trực tiếp đến sức khỏe và mọi hoạt động thiết yếu khác của cuộc sống con người và phát triển KT-XH. Tùy theo điều kiện của mỗi nước, đa số Chính phủ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức quản lý, sở hữu tài sản hệ thống cấp nước như Nhật, Hàn Quốc... một số nước giao cho khối tư nhân thực hiện như Anh, Estonia... và quy định các chính sách để kiểm soát hoạt động cấp nước của doanh nghiệp tư nhân. Nhìn chung, chính phủ các nước quan tâm đến việc cung cấp nước cho sinh hoạt và phát triển KT-XH; bảo đảm quyền được sử dụng nước sạch hay quyền được tiếp cận nước sạch của người dân.
    Tại Việt Nam, hiện nay văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động cấp nước là Nghị định đang chịu chi phối các tác động lĩnh vực khác có hiệu lực pháp lý cao hơn là Luật. Các Luật hiện hành liên quan đến quản lý, đầu tư phát triển cấp nước như: Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật An toàn thực phẩm... nhưng chưa có các nội dung quy định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch bao gồm: mô hình tổ chức quản lý cấp nước; trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước; quản lý dịch vụ cấp nước; điều tiết các mối quan hệ trong hoạt động cấp nước; kiểm soát tài sản hệ thống cấp nước và bảo đảm an ninh, an toàn cấp nước. Vì vậy, việc sớm ban hành Luật cấp nước là hết sức cần thiết làm công cụ pháp lý quản lý thống nhất, có hiệu lực cao, đồng bộ điều chỉnh toàn diện các hoạt động liên quan đến sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
    Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao, hiện Bộ Xây dựng đang tích cực nghiên cứu, biên soạn dự thảo Luật Cấp nước. Để cung cấp thông tin tham khảo cho việc xây dựng Luật Cấp nước, Trung tâm Thông tin đã sưu tầm, biên dịch và biên soạn cuốn Tổng luận: "LUẬT CẤP NƯỚC VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CỦA HÀN QUỐC" nhằm cung cấp thêm cho Bộ Xây dựng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc xây dựng thể chế trong lĩnh vực cấp nước.
    Nội dung Tổng luận gồm 9 chương:
    - Chương I: Những quy định chung
    - Chương II: Hoạt động kinh doanh nước sinh hoạt
    - Chương III: Hoạt động kinh doanh nước công nghiệp
    - Chương IV: Các công trình cấp nước độc quyền
    - Chương V: Hiệp hội cấp nước và xử lý nước thải Hàn Quốc
    - Chương VI: Thu hồi và sử dụng đất
    - Chương VII: Công tác giám sát
    - Chương VIII: Các quy định bổ sung
    - Chương IX: Các chế tài xử phạt

    Số trang: 76

  • Tổng luận: Các giải pháp quản lý nước mưa bền vững - Kinh nghiệm của Canada (TTCD.1359 + TTCD.1360)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm thông tin - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận: Các giải pháp quản lý nước mưa bền vững - Kinh nghiệm của Canada (TTCD.1359 + TTCD.1360)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung:

    Quản lý nước mưa là một thách thức đặc biệt đối với nhiều chính quyền đô thị. Cơ sở hạ tầng xám truyền thống với chi phí xây dựng và bảo trì tốn kém, thiếu nguồn vốn đầu tư chuyên dụng và bền vững, đô thị hóa góp phần làm tăng lượng nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước và gia tăng ngập lụt đô thị, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây quá tải hệ thống hạ tầng...là những vấn đề mà hầu hết các thành phố trên thế giới đều phải đối mặt.
    Theo báo cáo "Các giải pháp mới để quản lý nước mưa bền vững ở Canada" của Công ty Tư vấn Thịnh vượng và Bền vững (SP) công bố năm 2016, hai thách thức chính trong quản lý nước mưa đô thị là tài chính, nhập lụt và ô nhiễm. Để giải quyết các thách thức này, thu phí thoát nước mưa và phát triển cơ sở hạ tầng xanh, đang được triển khai tại Mỹ và một số địa phương ở Canada, có thể là các giải pháp khả thi và hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
    Thông qua việc nghiên cứu tài liệu Báo cáo "Các giải pháp mới để quản lý nước mưa bền vững ở Canada" nói trên, Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng đã biên dịch thành cuốn tổng luận "Các giải pháp quản lý nước mưa bền vững - Kinh nghiệm của Canada" để phục vụ cán bộ nghiên cứu, quản lý trong và ngoài ngành xây dựng và các độc giả quan tâm.
    Nội dung Tổng luận gồm 3 phần:
    - Phần I: Thiết lập dịch vụ quản lý nước mưa bền vững
    - Phần II: Bộ công cụ quản lý thoát nước bền vững dành cho các chính quyền địa phương
    - Phần III: Các nghiên cứu điển hình: Kinh nghiệm quản lý nước mưa của một số thành phố ở Mỹ và Canada.

    Số trang: 62

  • Hội thảo Quản lý và Xây dựng hạ tầng đô thị xanh hướng tới phát triển bền vững (TTCD.1357)

    Tác giả: Bộ Xây dựng; Hợp tác Đức; GIZ
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội thảo Quản lý và Xây dựng hạ tầng đô thị xanh hướng tới phát triển bền vững (TTCD.1357)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng; Hợp tác Đức; GIZ

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung Hội thảo trình bày:
    - Thực trạng và định hướng phát triển hạ tầng đô thị xanh tại Việt Nam
    - Chính sách hỗ trợ phát triển không gian xanh công cộng đô thị: Kinh  nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho các thành phố tại Việt Nam
    - Khuyến nghị chính sách quản lý phát triển cây xanh đô thị
    - Giải pháp thông minh trong quản lý, phát triển cấp nước Việt Nam
    - Quản lý cây xanh phù hợp với hạ tầng và kiến trúc đô thị
    - Kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển thoát nước bền vững
    - Xu thế phát triển hạ tầng giao thông xanh, bền vững trên thế giới và các khuyến nghị cho các đô thị lớn ở Việt Nam
    - Xu hướng phát triển công nghệ chiếu sáng thông minh và tiết kiệm năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh
    - Chia sẻ kinh nghiệm thực tế "Thúc đẩy đa dạng sinh thái đô thị dựa vào cộng đồng ở khu vực Bờ Vở sông Hồng, Hà Nội
    - Một số quan điểm về cơ sở hạ tầng xanh
    - Mô hình công nghệ tái chế chất thải rắn xây dựng và ứng dụng vật liệu tái chế trong thi công mặt đường thấm nước
    - Kinh nghiệm xây dựng quy định "Quản lý hoạt động thoát nước địa bàn tỉnh Kiên Giang"
    - Kinh nghiệm lập định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2030
    - Thực trạng, giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

    Số trang: 226

  • Thực trạng và phương hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (TTCD.1350)

    Tác giả: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Thực trạng và phương hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (TTCD.1350)

    Tiêu đề phụ: Thuyết minh tóm tắt

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị, Xây dựng, Quy hoạch kiến trúc

    Tóm tắt nội dung:

    Số trang: 30

  • Hội thảo tham vấn nâng cao quản lý và sử dụng hiệu quả năng lượng trong chiếu sáng đô thị Việt Nam (TTCD.1349)

    Tác giả: Bộ Xây dựng; ADB; EAKPE...
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội thảo tham vấn nâng cao quản lý và sử dụng hiệu quả năng lượng trong chiếu sáng đô thị Việt Nam (TTCD.1349)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng; ADB; EAKPE...

    Chuyên nghành: Xây dựng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu Hội thảo: 
    Cho đến nay, Dự án chiếu sáng thông minh và hiệu quả (SELP) đã hoàn thành một cột mốc quan trọng trong việc lập các đề xuất dự án cho từng tỉnh/thành phố riêng lẻm trong đó bối cảnh chính sách cụ thể của thành phố, các công nghệ thông minh và hiệu quả năng lượng đã được xác định với sự tham vấn của nhiều cơ quan nhà nước. Công tác chuẩn bị đầu tư dự án và các tác động tiềm năng của dự án cũng đã được tính toán. Điều quan trọng là các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật phải phù hợp với mục tiêu của thành phố / tỉnh và các mục tiêu của chính phủ Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu của hội thảo nafyy là trình bày:
    - Kết quả kiểm toán năng lượng được thực hiện tại 6 tỉnh/thành với hệ thống chiếu sáng đường phố và các tòa nhà công cộng bao gồm cả phương pháp kiểm toán được áp dụng cho nghiên cứu;
    - Các công nghệ tiết kiệm năng lượng và thông minh tiên tiến, chi phí tương ứng của chúng cũng như tiềm năng tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải liên quan đến các hợp phần chiếu sáng đường phố và tòa nhà công cộng trong khuôn khổ dự án SELP;
    - Các khung pháp lý được nghiên cứu phù hợp với từng tỉnh/thành để đưa ra quyết định với đầy đủ thông tin liên quan đến việc thực hiện dự án;
    - Các phương thức đầu tư cho nâng cao tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng công cộng và tòa nhà công cộng;
    - Phân tích đầu tư sơ bộ và tài chính dự án cho từng địa phương trong 6 tỉnh/thành. 
     

    Số trang: 52

  • Hướng dẫn thiết kế hạ tầng dành cho xe đạp trong đô thị - Báo cáo kỹ thuật thuộc DA xây dựng hướng dẫn thiết kế hạ tầng dành cho xe đạp trong đô thị (TTCD.1348)

    Tác giả:
    Nhà xuất bản:
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hướng dẫn thiết kế hạ tầng dành cho xe đạp trong đô thị - Báo cáo kỹ thuật thuộc DA xây dựng hướng dẫn thiết kế hạ tầng dành cho xe đạp trong đô thị (TTCD.1348)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả:

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Tài liệu cung cấp những kiến thức nền tảng kỹ thuật cơ bản và nâng cao nhằm tạo ra, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cho xe đạp trong các điều kiện đường phố, giao thông và điều khiển khác nhau. Phạm vi của tài liệu hướng dẫn này đề cập tới nhiều khía cạnh, từ những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch mạng lưới đường xe đạp, kỹ thuật thiết kế và tổ chức giao thông an toàn cho xe đạp nói riêng và cho mọi thành phần tham gia giao thông khác nói chung. Những nguyên tắc kỹ thuật và những vsi dụ minh họa được chắt lọc, tổng hợp từ nhiều nghiên cứu có giá trị, những thông lệ, thực hành thành công trong nước và ngoài nước và được áp dụng vào điều kiện Việt Nam.

    Số trang: 103

  • Hội thảo phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam (TTCD.1346)

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng; Tổ chức Healthbridge Canada
    Nhà xuất bản: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội thảo phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam (TTCD.1346)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng; Tổ chức Healthbridge Canada

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Nội dung Hội thảo phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam  gồm:
    - Thực trạng phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam
    - Tổng quan về các quy định quản lý liên quan đến phát triển công viên, cây xanh và giao thông đô thị
    - Định hướng quản lý phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững ở Việt Nam
    - Kết luận

    Số trang: 46

  • Tổng luận: Chiến lược đô thị hóa và phát triển các thành phố thông minh của Trung Quốc (TTCD.1337 + TTCD.1338)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận: Chiến lược đô thị hóa và phát triển các thành phố thông minh của Trung Quốc (TTCD.1337 + TTCD.1338)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Xây dựng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Quá trình đô thị hóa của Trung Quốc đã đạt được những kết quả rực rỡ, biến Trung Quốc từ một quốc gia "nông nghiệp" trở thành một quốc gia "đô thị" trong một thời gian ngắn. Cùng với đó, định hướng chiến lược phát triển thành phố thông minh của Trung Quốc được khởi động từ các dự án thí điểm năm 2012, chính thức đưa vào văn kiện Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020) đã nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về các sáng kiến thành phố thông minh. 
    Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu "Đánh giá chiến lược đô thị hóa của Trung Quốc: Thành tựu, Thách thức và Bài học kinh nghiệm" của tác giả Xingliang Guan (2018) - Học viện quốc gia đào tạo Thị trưởng Trung Quốc; "Báo cáo quá trình phát triển các thành phố thông minh ở Trung Quốc" của nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung biên soạn năm 2020, Trung tâm Thông tin giới thiệu những nội dung phù hợp của các tài liệu trên trong cuốn tổng luận chuyên đề: "Chiến lược đô thị hóa và phát triển các thành phố thông minh của Trung Quốc", nhằm cung cấp tài liệu hữu ích cho các nhà quản lý đô thị, các nhà nghiên cứu của Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách cũng như triển khai các công việc liên quan đến quản lý phát triển đô thị. 

    Nội dung Tổng luận gồm:
    - Bài I: Chiến lược đô thị hóa của Trung Quốc - Thành tựu và thách thức
    - Bài II: Phát triển các thành phố thông minh ở Trung Quốc

    Số trang: 68

  • Chính sách quản lý rác thải của một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) (TTCD.1335+1336)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Chính sách quản lý rác thải của một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) (TTCD.1335+1336)

    Tiêu đề phụ: Tổng luận chuyên đề

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung:

    Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống, được sản sinh từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Cùng với mức sống của con người hiện đại và công nghiệp hóa ngày càng phát triển, lượng rác thải ra môi trường ngày một nhiều. Ở các nước phát triển, việc thu gom và phân loại rác để tái sử dụng đã trở thành một việc làm bình thường. Người dân coi rác không phải là phế thải đổ bỏ mà cố gắng tận dụng những thành phần có ích nhằm đem lại lợi ích và làm trong sạch môi trường sống của mình.
    Để làm được điều này, trước hết cần có chính sách nhất quán và những giải pháp đồng bộ. Nghiên cứu của tác giả Y.Nikulichev (Viện Thông tin Khoa học về các khoa học xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) đã đưa ra cái nhìn tổng quan về hệ thống quản lý rác thải của Liên minh Châu Âu (EU) - các cơ sở tiêu chuẩn pháp quy do chỉ thị của EU đề ra, hệ thống phân cấp quản lý rác thải hiện có, sự chuyển động của các quốc gia thành viên EU hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Nghiên cứu cũng phân tích kinh nghiệm quản lý rác thải tại 04 quốc gia EU (Thụy Điển, Đức, Đan Mạch, Hà Lan)
    Thông qua việc nghiên cứu tài liệu nói trên và một số tài liệu khác, Trung tâm Thông tin đã biên dịch, biên soạn thành cuốn Tổng luận "Chính sách quản lý rác thải của một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU)" hi vọng cung cấp cho các nhà quản lý, những người làm công tác chuyên môn một tài liệu tham khảo hữu ích về lĩnh vực quản lý rác thải.
    Nội dung cuốn tổng luận gồm:
    - Phần I: EU hướng tới nền kinh tế tuần hoàn
    - Phần II: Hướng tới xã hội không rác thải - kinh nghiệm của một số quốc gia EU
    - Phần III: So sánh trình độ quản lý rác thải của Nga và một số quốc gia

    Số trang: 54

  • Phát triển hạ tầng xanh- Kinh nghiệm của Vương Quốc Anh (TTCD.1333+1334)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Phát triển hạ tầng xanh- Kinh nghiệm của Vương Quốc Anh (TTCD.1333+1334)

    Tiêu đề phụ: Tổng luận chuyên đề

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Hạ Tầng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung:

    Hạ tầng xanh là mạng lưới các thành tố "xanh" được quy hoạch kết nối, bảo tồn, tăng cường, hoặc thiết lập nhằm giải quyết các tiêu cực của quá trình đô thị hóa. Hạ tầng xanh có nhiều chức năng khác nhau như: quản lý rủi ro ngập lụt, cải thiện chất lượng nước, chất lượng không khí, chất lượng đất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc cho con người...
    Tại Việt Nam, tốc độ đô thị hóa, thách thức của BĐKH đang tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đô thị. Để nâng cao năng lực chống chịu cho các đô thị, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình về phát triển đô thị bền vững ứng phó với BĐKH, trong đó phát triển đô thị xanh, hạ tầng xanh là một trong các giải pháp trọng tâm.
    Thông qua việc nghiên cứu "Báo cáo đánh giá hạ tầng xanh Luân Đôn" do Trung tâm Quy hoạch và Môi trường Bền vững thuộc Đại học West of England công bố năm 2018, Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng xin giới thiệu toàn văn nội dung của Báo cáo trong cuốn Tổng luận chuyên đề "PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XANH - KINH NGHIỆM CỦA VƯƠNG QUỐC ANH" hi vọng cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quy hoạch, quản lý đô thị của Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách cũng như triển khai các công việc liên quan đén quản lý phát triển đô thị.
    Nội dung cuốn Tổng luận chuyên đề gồm :
    - Phần mở đầu
    + Phần I - Chất lượng không khí
    + Phần II - Chất lượng nước
    + Phần III - Đa dạng sinh học
    + Phần IV - Sức khỏe và hạnh phúc của người dân
    + Phần V - Thiết kế và quản lý hạ tầng xanh
    - Phần kết luận

    Số trang: 64

  • Hội thảo về tăng cường hiệu quả hoạt động trong quản lý thất thoát nước và tiết kiệm năng lượng (TTCD.1306)

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật
    Nhà xuất bản: Xây dựng
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội thảo về tăng cường hiệu quả hoạt động trong quản lý thất thoát nước và tiết kiệm năng lượng (TTCD.1306)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Cục Hạ tầng kỹ thuật

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu hội thảo: Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đô thị đến năm 2020 đạt 18%; đến năm 2025 đạt 15%. Đầu tư và sử dụng bơm biến tần cho trạm bơm nước thô, nước sạch, và trạm bơm tăng áp. Cải tiến công nghệ xử lý nước nhằm giảm năng lượng tiêu thụ trong dây chuyền công nghệ xử lý...

    Số trang: 74