Tìm kiếm nâng cao

  • Kỷ yếu Đại hội khóa V nhiệm kỳ 2022-2027 (TTCD.1342)

    Tác giả: Hiệp hội BĐS Việt Nam
    Nhà xuất bản: Hiệp hội BĐS Việt Nam
    Năm xuất bản: 2022
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Kỷ yếu Đại hội khóa V nhiệm kỳ 2022-2027 (TTCD.1342)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Hiệp hội BĐS Việt Nam

    Chuyên nghành: Xây dựng, Nhà ở, thị trường bất động sản

    Tóm tắt nội dung: Kỷ yếu trình bày tóm tắt báo cáo tổng kết Hoạt động nhiệm kỳ IV (2016-2022) và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ V (2022-2027). Trong nhiệm kỳ IV (2016-2022), Hiệp hội BĐS Việt Nam đã bám sát tôn chỉ và mục đích đề ra; từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, đoàn kết và thu hút được nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS; là cầu nối tin cậy của các doanh nghiệp hội viên của Nhà nước, phản ánh và đề xuất kịp thời các giải pháp với Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương để góp phần tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp và phát triển thị trường BĐS. Tổ chức của Hiệp hội ngày càng lớn mạnh, cùng sự phát triển của các doanh nghiệp hội viên, góp phần vào sự phát triển chương trình nhà ở và thị trường BĐS Việt Nam.
    Bước vào nhiệm kỳ V (2022-2027), với phương châm: "Đổi mới - Trí tuệ - Phát triển", Hiệp hội BĐS VN sẽ tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xứng đáng là tổ chức quốc gia của cộng đồng doanh nghiệp - doanh nhân BĐS VN...

    Số trang: 165

  • Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung và đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao (TTCD.1339)

    Tác giả: Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản:
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: Bộ Xây dựng
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung và đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao (TTCD.1339)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Trong những năm qua, Ngành công nghiệp VLXD nói chung và lĩnh vực sản xuất vật liệu xây nói riêng đã không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng từ 8-10%; vật liệu xây dựng cơ bản đã thỏa mãn nhu cầu sử dụng đa dạng và phong phú của ngành công nghiệp xây dựng. Đối với vật liệu xây, sản lượng được sản xuất và tiêu thu trong nước không ngừng tăng lên theo từng năm.... Với định hướng tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung, thực hiện xóa bỏ công nghệ sản xuất gạch nung lạc hậu, gây ô nhiễm đồng thời nghiêm cấm sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất gạch xây, trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu xây không  nung; hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung. Ngày 28/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QUyết định 567/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 (gọi tắt là Chương trình 567). Sau 10 năm thực hiện Chương trình 567, việc đầu tư, sản xuất và sử dụng VLXKN ở nước ta đã có sự chuyển biến tích cực; các công nghệ mới, thiết bị mới sản xuất VLXKN đã từng bước được đầu tư, phát triển; các sản phảm VLXKN được đa dạng phong phú chủng loại, chất lượng từng  bước được hoàn thiện và nâng cao; công tác thanh kiểm tra từng bước đi vào nề nếp.
    Tăng cường sản xuất và sử dụng VLXKN, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch nung sản xuất từ đất sét là chủ trương lớn nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ  môi trường và thực hiện các cam kết quốc tế của Chính phủ. Mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, nhưng vì mục tiêu phát triển bền vững cần phải kiên định việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, sử dụng VLXKN. Bộ Xây dựng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần tích cực hơn trong việc tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển VLXKN trong giai đoạn tiếp theo...
    Nội dung báo cáo gồm 2 phần:
    - Phần 1: Các báo cáo tổng hợp triển khai thực hiện chương trình vật liệu xây dựng không nung theo quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ
    - Phần 2: Các báo cáo tổng hợp triển khai thực hiện đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao quyết định 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

    Số trang: 325

  • Tổng luận: Chiến lược đô thị hóa và phát triển các thành phố thông minh của Trung Quốc (TTCD.1337 + TTCD.1338)

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Trung tâm Thông tin
    Năm xuất bản: 2021
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tổng luận: Chiến lược đô thị hóa và phát triển các thành phố thông minh của Trung Quốc (TTCD.1337 + TTCD.1338)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Xây dựng, Phát triển đô thị

    Tóm tắt nội dung: Quá trình đô thị hóa của Trung Quốc đã đạt được những kết quả rực rỡ, biến Trung Quốc từ một quốc gia "nông nghiệp" trở thành một quốc gia "đô thị" trong một thời gian ngắn. Cùng với đó, định hướng chiến lược phát triển thành phố thông minh của Trung Quốc được khởi động từ các dự án thí điểm năm 2012, chính thức đưa vào văn kiện Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020) đã nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về các sáng kiến thành phố thông minh. 
    Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu "Đánh giá chiến lược đô thị hóa của Trung Quốc: Thành tựu, Thách thức và Bài học kinh nghiệm" của tác giả Xingliang Guan (2018) - Học viện quốc gia đào tạo Thị trưởng Trung Quốc; "Báo cáo quá trình phát triển các thành phố thông minh ở Trung Quốc" của nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung biên soạn năm 2020, Trung tâm Thông tin giới thiệu những nội dung phù hợp của các tài liệu trên trong cuốn tổng luận chuyên đề: "Chiến lược đô thị hóa và phát triển các thành phố thông minh của Trung Quốc", nhằm cung cấp tài liệu hữu ích cho các nhà quản lý đô thị, các nhà nghiên cứu của Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách cũng như triển khai các công việc liên quan đến quản lý phát triển đô thị. 

    Nội dung Tổng luận gồm:
    - Bài I: Chiến lược đô thị hóa của Trung Quốc - Thành tựu và thách thức
    - Bài II: Phát triển các thành phố thông minh ở Trung Quốc

    Số trang: 68

  • Tài liệu đào tạo - Phần 2: Kiến thức, kỹ năng áp dụng mô hình thông tin công trình (TTCD.1332)

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tài liệu đào tạo - Phần 2: Kiến thức, kỹ năng áp dụng mô hình thông tin công trình (TTCD.1332)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung phần 2:
    - BIM cho tư vấn thiết kế
    + Tổng quan
    + Mô hình hóa trong quá trình thiết kế
    + Phối hợp trong nhóm thiết kế
    + Điều phối để tìm ra xung đột trong thiết kế
    - BIM dành cho các nhà thầu thi công
    + Lợi ích của BIM đối với đơn vị nhà thầu thi công
    + Lựa chọn biện pháp thi công dựa trên mô hình BIM
    + Tổ chức thi công trên công trường
    + Phối hợp trong quá trình thi công
    + Ứng dụng BIM trong công tác tiền chế
    + Ứng dụng BIM trong giám sát, theo dõi thi công

    Số trang: 177

  • Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1331)

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1331)

    Tiêu đề phụ: Chương 4: Xây dựng kế hoạch triển khai

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung chương 4:
    - Tổng quan
    - Triển khai BIM ở cấp dự án
    - Triển khai BIM ở cấp đơn vị

    Số trang: 93

  • Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1330)

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1330)

    Tiêu đề phụ: Chương 3: Tiêu chuẩn, hướng dẫn về BIM và triển khai BIM

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung chương 3:
    - Xây dựng nhóm thực hiện dự án
    - Sự cần thiết của tiêu chuẩn và hướng dẫn BIM
    - Tiêu chuẩn, hướng dẫn về BIM trên thế giới
    - Hướng dẫn về BIM của Việt Nam
    - Triển khai BIM cho dự án

    Số trang: 120

  • Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1329)

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1329)

    Tiêu đề phụ: Chương 2: Môi trường nền tảng và công cụ về BIM

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung chương 2: 
    - Tổng quan về Môi trường, nền tảng, công cụ BIM
    - Nền tảng BIM
    - Công cụ BIM
    - Đánh giá, lựa chọn phần mềm, phần cứng
    Định dạng file

    Số trang: 57

  • Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1328)

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Tài liệu đào tạo - Phần 1: Kiến thức chung về mô hình thông tin công trình - BIM cơ bản (TTCD.1328)

    Tiêu đề phụ: Chương 1: Tổng quan về BIM

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Viện Kinh tế Xây dựng - BXD

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Nội dung chương 1 gồm:
    - Các khái niệm về BIM
    - Sơ lược lịch sử và xu hướng phát triển của BIM
    - Các thuật ngữ liên quan đến BIM
    - Lowijicsh của BIM
    - Thách thức của BIM
    - Lộ trình để thực hiện BIM

    Số trang: 86

  • Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (TTCD.1327)

    Tác giả: Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (TTCD.1327)

    Tiêu đề phụ: Khóa tập huấn Kiểm toán năng lượng, tư vấn cải tạo và quản lý năng lượng trong công trình xây dựng

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu dự án:
    - Cắt giảm cường độ phát thải các khí GHG từ ngành Xây dựng ở Việt Nam
    - Cải thiện việc sử dụng năng lượng của các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam

    Số trang: 221

  • Hội nghị phổ biến Pháp luật về phòng, chống tham nhũng (TTCD.1326)

    Tác giả: Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2020
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội nghị phổ biến Pháp luật về phòng, chống tham nhũng (TTCD.1326)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung:

    Số trang: 106

  • Cuộc họp về Tiêu chuẩn hóa công nghệ khoan kích ngầm (TTCD.1325)

    Tác giả: Bộ Xây dựng, MLIT
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Cuộc họp về Tiêu chuẩn hóa công nghệ khoan kích ngầm (TTCD.1325)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng, MLIT

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung:

    Số trang: 41

  • Những thách thức hướng tới Quản lý thoát nước, xử lý nước thải bền vững (TTCD.1324)

    Tác giả: Bộ Xây dựng. MLIT
    Nhà xuất bản: Bộ Xây dựng
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu:

    Tiêu đề chính: Những thách thức hướng tới Quản lý thoát nước, xử lý nước thải bền vững (TTCD.1324)

    Tiêu đề phụ: Cuộc họp lần thứ 13 về Hợp tác Kỹ thuật trong lĩnh vực Thoát nước và xử lý nước thải giữa Bộ Xây dựng Việt Nam, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Bộ Xây dựng. MLIT

    Chuyên nghành: Xây dựng, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Ngày 13/12/2010, Thứ truongr Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Ikeguchi Shuji và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang đã ký "Biên bản ghi nhớ Hợp tác Kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải" giữa Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản và Bộ Xây dựng Việt Nam. Tiếp đó, ngày 15/2/2013, Biên bản ghi nhớ được ký gia hạn bởi Thứ trưởng Bộ Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Takagi Tsuyoshi và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang. Vào tháng 1/2015, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Ota Akihiro và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã ký kết "Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị" giữa hai Bộ. Sau đó, vào ngày 6/3/2017, Biên bản ghi inhows về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải đã được ký gia hạn mới bởi Thứ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Suematsu Shinsuke và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh. Mục đích của Biên bản ghi nhớ là tăng cường hợp tác giữa hai Bộ trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải, Biên bản được gia hạn vào năm 2017 bao gồm 5 lĩnh vực hoạt động ưu tiên: 
    - Hỗ trợ xây dựng và thực thi hệ thống văn bản pháp lý
    - Ứng phó với những thách thức trong công tác quy hoạch và triển khai hệ thống thoát nước, xử lý nước thải
    - Phát triển nguồn nhân lực
    - Hợp tác giữa các thành phố/giữa các doanh nghiệp
    - Trung tâm thoát nước Việt Nam (VSSC)
    Bản báo cáo cung cấp thông tin liên quan đến hợp tác kỹ thuật giữa Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lcijh Nhật Bản (MLIT) và Bộ Xây dựng Việt Nam, đồng thời phát triển chieesnluowcj chung cho các hoạt động trong tương lai trong khuôn khổ các điều kiện và tinh thần của Biên bản ghi nhớ nhằm xem xét và đánh giá về việc thực hiện các hoạt động hợp tác trong phạm vi khuôn khổ thể hiện trong Biên bản ghi nhớ và các hoạt động hợp tác liên quan

    Số trang: 159

  • Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TTCD.1323)

    Tác giả: UBND TP.HCM
    Nhà xuất bản: UBND TP.HCM
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: TP.HCM
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TTCD.1323)

    Tiêu đề phụ: Thuyết minh

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: UBND TP.HCM

    Chuyên nghành: Xây dựng, Quy hoạch kiến trúc, Hạ Tầng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu đồ án:
    - Điều chỉnh cục bộ hệ thống cống bao và nhà máy xử lý nước thải 3 lưu vực là lưu vực Tây Sài Gòn, Tân Hóa Lò Gốm và Bình Tân về nhà máy xử lý nước thải phía Tây TP.HCM đặt tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa hiện hữu, phù hợp với thực tế phát triển, quy mô dân số và lưu lượng nước thải;
    - Điều chỉnh kích thước và hướng tuyến cống bao để đảm bảo chuyển tải nước thải về nhà máy xử lý theo tiến độ quy hoạch đề ra
    - Phân kỳ đầu tư cho các giai đoạn phát triển hệ thống thoát nước theo lưu lượng nước thải đảm bảo hiệu quả đầu tư
    Nội dung đồ án gồm 6 chương:
    - Chương 1: Mở đầu
    - Chương 2: Hiện trạng hệ thống thoát nước
    - Chương 3: Tóm tắt các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt
    - Chương 4: Nội dung đồ án ddiefu chỉnh cục bộ quy hoạch 
    - Chương 5: Lộ trình, tiến độ thực hiện theo điều chỉnh quy hoạch cục bộ sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định
    - Chương 6: Kết luận và kiến nghị
     

    Số trang: 179

  • Hội thảo Giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngàng sản xuất vật liệu xây dựng (TTCD.1322)

    Tác giả: Viện Vật liệu Xây dựng, Bộ Xây dựng
    Nhà xuất bản: Viện VLXD
    Năm xuất bản: 2019
    Nơi xuất bản: H.
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Hội thảo Giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngàng sản xuất vật liệu xây dựng (TTCD.1322)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Viện Vật liệu Xây dựng, Bộ Xây dựng

    Chuyên nghành: Xây dựng, Vật liệu xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Mục tiêu của dự án:
    - Xây dựng, hoàn thiện và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành vật liệu xây dựng;
    - Tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành Xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.
    Mục tiêu cụ thể:
     Đến năm 2020, tập trung nâng cao năng suất và chất lượng của 4 nhóm vật liệu xây dựng chủ yếu: xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh và kính xây dựng:
    + Đầu tư, nâng cao năng lực 3 phòng thử nghiệm vật liệu đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý
    + Hình thành và duy trì hoạt động 1 trang thông tin điện tử về năng suất và chất lượng là nơi giới thiệu, chia sẻ thông tin, kiến thức và sinh hoạt của mạng lưới năng suất và chất lượng sản phẩm
    + Đào tạo được 100 chuyên gia năng suất và chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất VLXD
    + Xây dựng tối thiểu 4 mô hình điểm (mỗi nhóm sản phẩm tối thiểu 1 mô hình) làm cơ sở để tuyên truyền, vận động, phổ biến cho các cơ sở sản xuất khác học tập, áp dụng.

    Số trang: 63

  • Sổ tay hướng dẫn tính toán sức chịu tải cọc bê tông cốt thép đúc sẵn (TTCD.1321)

    Tác giả: Trường Đại học Xây dựng miền Tây
    Nhà xuất bản: Trường ĐH Xây dựng Miền Tây
    Năm xuất bản: 2017
    Nơi xuất bản: Vĩnh Long
    Loại tài liệu: Sách - Tài liệu giấy

    Tiêu đề chính: Sổ tay hướng dẫn tính toán sức chịu tải cọc bê tông cốt thép đúc sẵn (TTCD.1321)

    Tiêu đề phụ:

    Tiêu đề dịch:

    Tác giả: Trường Đại học Xây dựng miền Tây

    Chuyên nghành: Xây dựng

    Tóm tắt nội dung: Móng cọc bê tông cốt thép là một phương án móng phổ biến cho các công trình có tải trọng trung bình và lớn. Sức chịu tải của cọc theo điều kiện đất nền là một thông số quan trọng, không thể thiếu khi tính toán móng cọc. Giá trị này phụ thuộc rất nhiều vào tính chất cơ - lý của đất nền. Đặc trưng cơ - lý này chịu ảnh hưởng bởi quá trình lấy và bảo quản mẫu cũng như phương pháp thí nghiệm và trình độ chuyên môn của người thực hiện thí nghiệm. Thông thường trong tính toán thiết kế móng cọc, người kỹ sư sẽ dự đoán sức chịu tải của cọc thông qua các công thức khác nhau, từ đó chọn giá trị nhỏ nhất trong các giá trị tính được làm giá trị thiết kế. Công việc đó vừa mất thời gian nhưng lại không cần thiết. Bởi vì giá trị nhỏ nhất chưa phải là giá trị phản ánh đúng sức chịu tải thực của cọc, mà giá trị sức chịu tải thực tế sẽ được xác định thông qua thí nghiệm nén tĩnh cọc hiện trường. Do vậy, nhằm giúp các cá nhân, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực xây dựng thuận lợi hơn trong việc lựa chọn phương pháp tính toán sức chịu tải của cọc bê tông cốt thép một cách gần đúng với sức chịu tải thực của cọc mà không cần phải tính toán quá nhiều các trường hợp, cuốn "Sổ tay hướng dẫn tính toán sức chịu tải cọc bê tông cốt thép đúc sẵn" theo điều kiện đất nèn với một số trường hợp địa chất thường gặp trong thực tế.
    Sổ tay được biên soạn dựa trên kết quả của dự án nghiên cứu khoa học cấp Bộ của nhóm tác giả trường Đại học Xây dựng miền Tây và Trường ĐHBK TP.HCM sau khi được các chuyên gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo. Sổ tay gồm 2 phần:
    - Phần 1: Tóm tắt lý thuyết tính toán sức chịu tải của cọc
    - Phần 2: Ví dụ minh họa

    Số trang: 40